news-details
Chọn mua ô tô
Xe Toyota
Hãng xe

Xe Toyota Innova nên chọn số sàn hay số tự động

Nên chọn xe Toyota Innova số sàn hay số tự động?

Nên chọn xe Toyota Innova số sàn hay số tự động?

Nên chọn xe Toyota Innova số sàn hay số tự động?

Tuy nhiên, trong quá trình tiếp xúc tư vấn nhóm khách hàng mua xe Toyota Innova vẫn còn một bộ phận khách hàng mới mua xe lần đầu thường "lăn tăn" giữa "Số sàn" hay "Số tự động"?

  1. Ưu điểm và cách dùng của xe số sàn
  • Cấu tạo đơn giản
  • Tiết kiệm nhiên liệu
  • Chạy theo ý người lái
  • Giá xe thấp, dễ tiếp cận

Cách điều khiển Toyota số sàn:

  • Chỉ dùng số 1 khi bắt đầu khởi hành
  • Dừng xe hoàn toàn trước khi chuyển sang số lùi.
  • Người lái phải tự quyết định khi nào lên số hay xuống số sao cho êm ái, phù hợp
  • Đòi hỏi chân ga (chân phải) và chân côn (chân trái) phải phối hợp nhịp nhàn
  • Hai tay cũng phải thao tác đồng điệu với hai chân trong quá trình sang số

Đặc điểm nhận diện xe số sàn:

Dòng xe Toyota số sàn đang bán chạy nhất hiện nay là Toyota Innova 2.0E

Đối tượng khách hàng chọn Toyota số sàn:

  • Theo vùng miền: Thường là khách hàng ở tỉnh, có cung đường chạy ít kẹt xe
  • Theo giới tính: Thường đàn ông con trai lái là chính
  • Theo mục đích sử dụng: Xe chuyên chạy dịch vụ, kinh doanh, cho thuê
  1. Ưu điểm và cách vận hành xe Hộp số tự động. Công nghệ hiện đại:
  • Thao tác đơn giản, thân thiện
  • Tự động quyết định thời điểm lên hay xuống số
  • Xu hướng, thời thượng

Tính năng:

  • P: Dừng, đỗ xe
  • D: Lái xe bình thường, chạy tới
  • R: Chạy lùi (de xe)

Với người mới lần đầu lái xe số tự động thì chỉ cần biết 3 vị trí tay số như trên là đủ. Vào số D, muốn tăng tốc thì đạp ga, giảm tốc dộ thì đạp thắng. Vào số một lần, chỉ có chân phải làm việc, còn lại hai tay ôm vô-lăng tập trung canh đường mà lái, rất đơn giãn. Nom na cũng như xe hai bánh tay ga và xe số có côn tay vậy.

 Chú ý:

  • Khi chuyển cần số ra khỏi vị trí P: phải đạp phanh, khóa điện hoặc nút ấn ở vị trí ON.
  • Khi thay đổi vị trí khóa điện hoặc nút ấn từ vị trí ACC sang LOCK, cần số phải ở vị trí P.
  • Nếu không chuyển được cần số ra khỏi vị trí P dù đã đạp phanh: Tắt khóa điện OFF, kéo phanh đỗ => Ấn nút SHIFT LOCK.
  • Không được chuyển số về vị trí P hay R khi xe đang chạy

Vị  trí P và N giống nhau ở chỗ không có số (đề máy được, đạp ga xe không chạy) nhưng khác nhau là ở vị trí P các bánh xe chủ động bị khóa lại. Giả sử xe đậu lại trên đường nghiêng, tay số vị trí P mà quên kéo thắng tay thì xe vẫn không bị trôi. Đây cũng là điểm an tòan độc đáo mà chỉ có xe số tự động mới có

Đối tượng khách hàng thích Toyota Innova số tự động:

  • Theo vùng miền: Xe thường đi trong thành phố, kẹt xe
  • Theo giới tính: Nữ rất thích lái số tự động vì dễ dàng
  • Theo mục đích sử dụng: Xe cá nhân, xe gia đình
  1. Tóm lại nên chọn loại nào?

Căn cứ vào những ưu điểm của từng dòng chắc phần nào Quý khách cũng "ngầm" chọn được cho mình một trong hai loại hộp số rồi. Theo  thống kê gần đây của thị trường ô tô Việt Nam và riêng xe Toyota Innova Việt Nam trên tòan quốc thì đâu đó khoảng 70% khách hàng mua xe ô tô chọn số tự động. Phần còn lại chọn số sàn là vì mục tiêu kinh doanh. Nhìn ra thế giới các thị trường lớn như Mỹ và Châu Âu gần như không còn sản xuất xe số sàn, thậm chí xe buýt xe tải họ cũng lắp hộp số tự động. Gần hơn ở các nước láng giềng như Singapore, Malaysia, Thái Lan thì hơn 90% xe ô tô đã và  đang sử dụng số tự động.

Toyota Innova 2018 khuyến mãi

Toyota Innova E số sàn

Lý do giúp bạn chọn xe Toyota Innova số sàn hay số tự động

Việc chọn xe số sàn hay số tự động, với nhiều người, không phải là quyết định dễ dàng và chóng vánh khi bước chân vào showroom. Vậy đâu là yếu tố quyết định dẫn đến việc lựa chọn loại hộp số nào? Chúng tôi sẽ cùng bạn giải tỏa sự băn khoăn cho vấn đề này.

Lý do giúp bạn chọn xe Toyota Innova số sàn hay số tự động

Lý do giúp bạn chọn xe Toyota Innova số sàn hay số tự động

Thực tế cho thấy việc lựa chọn hộp số chủ yếu tùy thuộc vào điều kiện và thói quen lái xe. Lý do của việc lựa chọn có thể chẳng ai giống ai, nhưng tất cả đều liên quan đến 6 vấn đề dưới đây. Gợi ý về giải pháp lựa chọn được đưa ra nếu câu trả lời của bạn là có hoặc đồng ý.

  1. Bạn có hay lái xe vào giờ cao điểm?

Nếu câu trả lời là có thì hãy chọn hộp số tự động. Với chiếc xe trang bị số tự động, tay phải của bạn sẽ được rảnh hơn và chân trái của bạn cũng sẽ không phải làm việc. Nếu chọn số sàn, việc lưu thông trên đường phố đông đúc không những làm bạn mệt mỏi mà còn có hại cho bộ ly hợp bởi phải chuyển đổi số liên tục.

  1. Bạn muốn tiết kiệm nhiên liệu?

Hộp số sàn thông thường giúp tiết kiệm nhiên liệu hơn so với hộp số tự động (dĩ nhiên là trong trường hợp lái xe xử lý số, ga và ly hợp đúng kỹ thuật). Hộp số sàn thông thường có tỷ số truyền lớn hơn vì vậy mà động cơ thường làm việc ở số vòng quay thấp hơn. Và quan trọng là hộp số sàn cũng nhẹ hơn và không có bộ chuyển đổi mô-men xoắn.

  1. Bạn muốn bứt phá về tốc độ?

Hộp số sàn sẽ giúp lái xe tăng tốc nhanh hơn nếu sử dụng đúng kỹ thuật. Có rất nhiều có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc này: hộp số sàn thường có nhiều cấp và bạn có thể lựa chọn thời điểm chuyển số theo sự cảm nhận tốc độ sắc bén của bạn.

  1. Bạn coi việc lái xe là sở thích?

Lựa chọn lý tưởng cho chiếc xe của bạn là số sàn. Mặc dù hộp số tự động ngày nay đã phức tạp hơn nhiều và có thể đáp ứng được các phong cách lái khác nhau, nhưng nó vẫn không thể dự đoán được các ý định của bạn. Thêm vào đó, bạn sẽ không cảm nhận được sự tương tác trực tiếp giữa chân ga và phản ứng của động cơ. Nếu bạn thực sự là tay lái cự phách thì còn đắn đo gì nữa.

  1. Bạn muốn tiết kiệm chi phí khi mua xe?

Thông thường thì hộp số tự động sẽ đắt hơn khoảng 700-1.200USD so với hộp số sàn trên cùng một loại xe với các cấu hình khác tương đương. Chính vì thế, một số nhà sản xuất trang bị hộp số tiêu chuẩn là tự động, còn một số thì đưa vào danh sách trang bị lựa chọn để khách hàng quyết định.

  1. Bạn muốn lựa chọn loại hộp số tin cậy?

Với công nghệ hiện đại, thật khó có thể nói cụ thể xem loại hộp số nào tin cậy hơn ở điểm nào. Tuy nhiên, một căn cứ rõ ràng là hộp số tự động có kết cấu kỹ thuật tinh vi và phức tạp hơn nhiều so với số sàn. Vậy có thể kết luận là chọn số sàn được chưa? Còn phải xem kỹ thuật xử lý của bạn có tốt không đã.

Nhiều loại hộp số tự động hiện đại cũng có thể giúp tiết kiệm nhiên liệu và khả năng tăng tốc bứt phá (chẳng hạn như hộp số trên các dòng xe mới của Lexus). Ngoài ra còn có một số loại hộp số tự động gọi là "manumatic" có thể cho phép bạn chuyển số bằng tay bằng nút bấm trên hệ thống điều khiển.

Tuy nhiên, về bản chất thì đó vẫn là hộp số tự động bởi bạn vẫn không cảm nhận được cảm giác trực tiếp như hộp số sàn. Nhiều người trong giới chuyên môn cho rằng chúng là loại hộp số “nhái” của hộp số trên xe đua F1. Nhưng đó là sai lầm, bởi hộp số xe F1 thực sự chỉ có thể thấy trên một số siêu xe như Ferrari 360 Modena.

Hộp số CVT (biến thiên liên tục) xuất hiện trên một số dòng xe hiện đại (như Audi A4 ở châu Âu), có thể giúp tiết kiệm nhiên liệu, tăng tốc tốt thậm chí còn hơn cả hộp số sàn và có thể chuyển số bằng tay và không cần ly hợp. Mặc dù loại hộp số này hay hơn rất nhiều so với hộp số tự động thủy lực, nhưng cũng không thể mang đến cảm giác điều khiển thú vị như hộp số sàn bình thường.

>> Xem thêm: Mua bán xe Toyota Innova

Bộ ly hợp và những hư hỏng thường gặp

"Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" đó là câu thành ngữ thường được dùng để đánh giáth thực chất của một vật nào đó thậm chí nói bóng cả về con người. Nghĩa là bản chất tốt  đẹp bên trong luôn được đánh giá cao hơn sự hào nhoáng bên ngoài.  Bạn đang sở hữu một chiếc ôtô có kiểu dáng bề ngoài rất bắt mắt nhưng khi điều khiển thì rất lẩm cẩm. Đạp ly hợp, vào số mà bạn phải “nghiến răng” mới đạp hết hành trình còn vào số nghe kêu “kèng kẹc” thì chắc chắn bạn phải đối đầu với sự cố của bộ ly hợp (bộ côn) trên xe.

Bộ ly hợp và những hư hỏng thường gặp

Bộ ly hợp và những hư hỏng thường gặp

Những triệu chứng sự cố của bộ ly hợp

Trong hệ thống truyền lực, bộ ly hợp là cầu nối trung gian giữa động cơ với hộp số và cầu chủ động. Khi bộ ly hợp gặp sự cố thì việc điều khiển xe sẽ gặp nhiều khó khăn thậm chí xe sẽ không hoạt động được. Bộ ly hợp thường mắc một số triệu chứng hỏng hóc sau đây.

Bàn đạp ly hợp nặng hơn bình thường: Cảm nhận đầu tiên khi điều khiển một chiếc xe thường là côn, số có nhẹ nhàng hay không. Nếu xe bạn dùng bộ trợ lực côn mà khi vào số bạn phải "nghiến răng" để đạp côn thì có thể là do hệ thống điều khiển ly hợp của bạn bị thiếu dầu. Cách xử lý tốt nhất là bạn đưa xe vào gara để bổ xung dầu vào hệ thống.

Động cơ bị rung, giật mạnh khi nhả bàn đạp ly hợp: Sau khi cài số và buông chân ly hợp, động cơ bị giật và rung động rất mạnh, sự nối kết của bộ ly hợp không êm. Khi điều này xảy bạn nên nhanh chóng đưa xe vào ga ra kiểm tra vì rất có thể chỉnh chân côn không chuẩn hoặc có thể do có một chi tiết nào đó của bộ ly hợp bị vỡ, ví dụ gãy các lò xo giảm chấn, bàn ép bị nứt…

Khó vào số: Khi đạp hết khoảng chạy của bàn đạp ly hợp nhưng vào số vẫn khó, bộ ly hợp không cắt dứt khoát. Sự cố này thường xảy ra khi điều chỉnh sai hành trình tự do của bàn đạp.

Bị rung bàn đạp ly hợp: Hiện tượng này được cảm nhận khi ta ấn nhẹ chân lên bàn đạp ly hợp lúc động cơ đang nổ. Nếu nhấn mạnh chân hơn thì bàn đạp ly hợp hết chấn rung. Điều đó báo hiệu  hỏng hóc có thể là do sai sót khi lắp ráp đĩa ly hợp khônsg chuẩn nên bị dịch chuyển ở mỗi vòng quay. Hiện tượng này khiến ly hợp bị mài mòn nhanh chóng.

Đĩa ly hợp nhanh mòn: Do tình trạng trượt giữa đĩa ly hợp với mặt bánh đà và bàn ép. Do người lái có thới quen gác chân lên bàn đạp ly hợp lúc xe đang chạy sẽ làm cho đĩa chóng mòn hoặc hay có thói quen đi số cao rà côn để đạt tốc độ chậm mà không chịu về số thấp

Có tiếng kêu nhẹ khi đạp bàn đạp ly hợp: Vòng bi “T” (vòng bi dùng để ngắt ly hợp) bị mòn, hỏng hoặc thiếu mỡ bôi trơn nên phát ra tiếng kêu khi ta ấn vào bàn đạp ly hợp.

Thông thường khi gặp những sự cố trên bạn nên đưa xe vào các ga ra để điều chỉnh, sữa chữa nhưng vẫn nên chú ý kiểm tra bộ ly hợp hoạt động có tốt không, hành trình tự do của bàn đạp ly hợp được điều chỉnh đúng chưa. Có thể kiểm tra một cách rất đơn giản như sau: Khởi động động cơ, cài số, nhả 1/2 hành trình bàn đạp ly hợp thấy xe chuyển động êm, không “giật cục” và khi tăng ga xe “vút nhanh” chứng tỏ bộ ly hợp được điều chỉnh và sửa chữa tốt.

Kiểm tra chất lượng bộ ly hợp trên xe như thế nào?

Thông thường để kiểm tra xem tình trạng làm việc của ly hợp còn người ta thường làm theo cách sau:

Khởi động động cơ, kéo phanh tay, nhấn bàn đạp ly hợp và cài số 4, buông từ từ chân ly hợp đồng thời tăng nhẹ ga. Nếu bộ ly hợp làm việc  động cơ sẽ bị chết máy khi ta buông hết chân nối khớp ly hợp, ngược lại động cơ vẫn nổ bình thường chứng tỏ đĩa côn bị trượt quay do mòn.

Khởi động động cơ, nhấn bàn đạp ly hợp, cài số 1, nhả ly hợp đồng thời tăng ga, nếu nghe tiếng máy òa lên và xe dịch chuyển kém hoặc xe dịch chuyển nhưng gia tốc ban đầu không tốt, hiện tượng này thường là do lá côn mòn.

Một cách nữa là thử xe trên đường và xe chở đầy tải khi lên dốc mặc dù đã về số thấp nhưng gia tốc xe kém đồng thời máy gào lên, điều này chứng tỏ đĩa ly hợp cũng bị mòn.

Trên đây là một số cách kiểm tra thường được dùng, tuy nhiên muốn kiểm tra chính xác tình trạng bộ ly hợp thì hãy đưa xe vào các ga ra. Tại đây sẽ có những thiết bị chuyên dùng đảm bảo đánh giá chính xác tình trạng bộ ly hợp trên xe của bạn.

Đăng tin mua bán xe Toyota Innnova nhanh chóng, được giá ở đâu?

Toyota Innova

Tham khảo đầy đủ các dòng xe Toyota từ cộng đồng mua bán chuyên nghiệp tại Muabannhanh.com -  Tìm hiểu, cập nhật so sánh giá xe ôtô Toyota Innova tại đây: Xe Toyota Innova 

>> Xem thêm:

Giá bán Toyota Innova 2017 mới nhất

So sánh KIA Carens vs Toyota Innova

Mua xe Toyota Innova nào trong 3 phiên bản Innova G, Innova E và V?

Bí quyết mua xe Toyota Innova 2016 mới với giá "mềm" hơn đại lý

Xe Toyota Innova 2016 ông hoàng của phân khúc giá tầm trung

Cách kiểm tra xe Toyota Innova từ A đến Z trước khi tìm mua

Chọn mua xe 7 chỗ: Toyota Innova diện mạo ấn tượng & thu hút

So sánh xe Chevrolet Orlando và Toyota Innova

So sánh Toyota Innova và Fortuner: Lựa chọn nào cho xe 7 chỗ

Tìm điểm khác biệt giữa 2 phiên bản Toyota Innova G và V

So sánh Kia Carens vs Toyota Innova

Xe số sàn nên chọn Honda City 2016 hay Mitsubishi Attrage 2016

Toyota Vios, Honda City hay Mitsubishi Attrage?

Mua mới nên chọn Honda City hay Mitsubishi Attrage?

So sánh xe Mitsubishi Attrage và Honda City 2016 bản CVT

Phân khúc sedan cỡ nhỏ chọn mua Mitsubishi Attrage hay Honda City

You can share this post!