Xem thêm video mua bán ôtô đã qua sử dụng
Những điều cần biết khi mua ô tô đã qua sử dụng
Độ khít của cánh cửa, mặt dưới lốc máy hay các chân máy là những điểm cần chú ý khi mua xe cũ mà không nhiều người biết. Kinh nghiệm kiểm tra các bộ phận khi mua xe ô tô cũ như cánh cửa, lốc máy, hệ thống làm mát, lốp xe...
Kiểm tra các cánh cửa đóng có sát không, có bị hở hay vênh không? Nếu có thì xe đã va chạm, tùy thuộc vào mức độ va chạm ít hay nhiều mà cân nhắc.
Kiểm tra mặt dưới lốc máy xem có bị rỉ nhớt hay không? Nếu có thì nhiều khả năng máy bị mòn gioăng. Trường hợp không rỉ nhớt cũng có thể do nhiều người lường trước được nên sử dụng nhớt đặc loại 20w-40 hay 30w-50, loại này cũng có tác dụng ngăn những xe ô tô cũ hở bạc không ra khói đen. Thực tế vẫn nên dùng loại nhớt yêu cầu theo xe là tốt nhất.
Kiểm tra hệ thống làm mát như đường ống còn nguyên vẹn không, nhiều xe cũ hay bị rò rỉ đường ống này. Trường hợp bị nhẹ có thể tự đông lại nếu xe sử dụng nước mát loại concentrated (phải pha với nước trước khi sử dụng), nếu không sẽ bị gây thiếu nước làm nóng máy.
Ngoài kiểm tra bằng mắt người mua xe cũ nên chạy thử, nếu lốp mòn sẽ nghe tiếng ồn lớn hơn bình thường. Tiếng ồn thường do 2 bánh xe sau, nếu xe dẫn động 4 bánh thì 2 bánh trước sẽ mòn nhiều hơn vì phanh chủ động trước.
Kiểm tra cánh quạt máy lạnh có chạy hay không, nếu không thì xe vẫn lạnh nhưng hơi yếu.
Có 4 chân máy (engine mount) bằng cao su. Nếu chân máy bị gãy sẽ gây hiện tượng giật khi đề pa, chi phí thay thế rất đắt
Cách kiểm tra: mở nắp ca-pô, vào số 1 rồi nhấn ga, thấy máy giật mạnh ngược về sau hoặc ngược lên trước thì thay. Cũng dễ nhìn bằng mắt thường ở các chân cao su. Hầu hết xe ô tô cũ đều gặp hiện tượng này.
Chạy thử phanh có kêu rít không, nếu có thì bố phanh mòn hoặc có cát. Trường hợp này cần thay cả bố phanh và đĩa phanh
Cách nhận biết côn bị mòn với số sàn: nhả hết phanh, vào số 2, nhấn ga và thả côn từ từ. Nếu đạp mạnh ga mà xe không di chuyển thì cần thay. Cách thứ hai là tắt máy, đạp côn, nếu nghe tiếng ồn tức là côn đã mòn.
Ngoài những bộ phận trên, khi mua xe cũ không nên quá chú trọng vào xe còn "zin", chưa bung máy, bởi lẽ xe cũ nào cũng cần sửa chưa, thay thế khi tới định kỳ. Ví dụ xe số sàn cần thay côn mỗi 100.000 km (tùy trọng tải), thay dây cu-roa cam (timing belt) mỗi 90.000 km. Xe số tự động thì thay cu-roa cam sau khoảng 90.000 -100.000 km, phải thay nhớt hộp số và nhớt máy.
Những bước cần làm khi chọn mua ôtô đã qua sử dụng
Sau đây là những kiến thức mua xe sẽ giúp tìm được một mẫu xe cũ phù hợp.
Bạn cần tính toán và xác định xem mình có thể bỏ ra bao nhiêu để mua một chiếc xe bao gồm cả đăng ký, bảo hiểm và đặc biệt là chi phí duy tu bảo dưỡng định kỳ, một khoản kha khá nếu đó là chiếc xe cũ. Điều này giúp bạn tránh khỏi việc “vung tay quá trán” để rồi mua xe về sau đó phải bán tháo vì không đủ khả năng “nuôi” xe.
Việc tìm hiểu thông tin về thị trường xe ô tô cũ cũ trước khi mua rất quan trọng. Việc này giúp bạn hiểu thêm về mẫu xe bạn mua, giá cả và không bị hớ khi mua xe.
Tuy nhiên cũng nên cẩn thận với những chiếc xe có giá quá thấp so với mặt bằng chung của thị trường. Có thể tình trạng của chiếc xe đó không còn tốt nữa, nên hãy kiểm tra thật cẩn thận trước khi quyết định. Nếu may mắn bạn sẽ có một chiếc xe tốt và dành dụm được một khoản kha khá.
Có thể tìm đến các trung tâm xe ô tô cũ đã qua sử dụng chính hãng để yên tâm hơn về mẫu xe lựa chọn cùng chính sách bảo hành. Tuy nhiên giá bán tại đây chênh lệch cao.
Tìm hiểu về chiếc xe dựa theo các tiêu chí như kiểu xe, hãng sản xuất, mẫu xe, năm sản xuất và giá cả để có được chiếc xe phù hợp với nhu cầu của bạn. Khi đã ưng ý chiếc xe nào đó, hãy tìm đọc những bài đánh giá của các chuyên gia về chiếc xe đó, bạn sẽ tìm thấy đầy đủ những đánh giá về ngoại thất, nội thất, khả năng vận hành, lượng tiêu thụ nhiên liệu và các yếu tố khác để giúp bạn có quyết định cuối cùng.
Thêm nữa là hãy cập nhật tin tức về những chiếc xe mới bởi có một quy luật bất thành văn là khi có một mẫu xe mới được ra mắt thì mẫu xe tiền nhiệm ắt sẽ giảm giá, hãy chọn thời điểm thích hợp.
Đừng ngần ngại đặt ra những câu hỏi cho người bán như tuổi đời của chiếc xe, lý do bán xe, xe đã từng gặp tai nạn hay chưa, hiện trạng của chiếc xe ô tô cũ ra sao, có mắc phải "bệnh" cố hữu nào không?
Nếu bạn mua trực tiếp từ cá nhân nào đó, hãy đến tận nhà họ để xem xe, không nên hẹn ra một địa điểm khác để xem xe. Kiểm tra lại xem địa chỉ nhà có khớp với đăng ký xe hay không. Lưu những thông tin về chiếc xe được rao bán như tình trạng xe, số công tơ mét để kiểm tra lúc xem xe.
>> Bí kíp "vàng" giúp chọn mua xe cũ
Hãy tự mình kiểm toàn bộ chiếc xe. Nếu không có kinh nghiệm trong chuyện này, hãy nhờ một người quen hiểu biết về máy móc đi cùng kiểm tra, an toàn hơn nữa là đưa xe ra trung tâm sửa chữa bảo dưỡng để việc kiểm tra chính xác hơn. Một số lưu ý khác khi kiểm tra xe:
- Luôn kiểm tra xe vào ban ngày để tránh bỏ sót những vết lõm, xước, rỉ sét và các chi tiết khác.
- Kiểm tra dưới gầm xe, nắp capo và nội thất xem có bị rỉ sét hoặcc có các dấu vết như vết hàn, điều chứng tỏ chiếc xe đã được làm lại sau khi bị tai nạn.
- Kiểm tra dưới capo xem có các dấu vết rò rỉ dầu máy không. Kiểm tra lượng dầu trong máy, nếu lượng dầu trong máy ít chứng tỏ chiếc xe không được người bán quan tâm bảo dưỡng tốt.
- Kiểm tra nắp lọc dầu xem có chất lạ màu trắng không. Nếu có thì đó là dấu hiệu gioăng mặt máy bị hỏng, và bạn sẽ mất rất nhiều tiền với bệnh này nếu tậu chiếc xe này.
- Kiểm tra ta gai, hoa lốp xe.
- Kiểm tra xem bánh trước và bánh sau có thẳng hàng với nhau không. Nếu không thì có thể chiếc xe đã gặp tai nạn khiến khung gầm bị biến dạng.
- Kiểm tra xem các khoảng cách giữa các phần nối tiếp trên thân xe có đều hay không. Nếu không thì có thể chiếc xe đã gặp tai nạn và được tân trang lại.
- Kiểm tra cẩn thận dây an toàn, vô lăng, bảng điều khiền và các phím chức năng.
- Khởi động xe khi động cơ đang nguội. Điều này giúp bạn nhận ra các vấn đề như xe khó khởi động hoặc có nhiều khói khi khởi động xe.
- Trước khi khởi động, hãy thử quay vô lăng hết cỡ sang hai bên để kiểm tra vô lăng có tiếng rít, va đập hay tiếng gõ không.
- Để kiểm tra phanh tay, hãy kéo phanh tay lên rồi thử nhấn nhẹ ga, nếu chiếc xe không di chuyển thì phanh tay vẫn hoạt động tốt.
- Lắng nghe xem có tiếng động lạ phát ra từ động cơ không. Không nên để người bán làm bạn phân tâm bằng cách nói chuyện hoặc mở đài radio
- Thử lái xe trên nhiều kiểu địa hình.
- Sử dụng nhiều cấp số và chú ý xem việc vào số có dễ dàng hay không
- Hãy chắc chắn rằng chân côn hoạt động tốt.
Hãy cố gắng hạ giá bằng các lỗi mà bạn phát hiện ở chiếc xe. Hỏi về giá mà người bán muốn, sau đó hạ giá bán theo ý của bạn. Có thể người bán sẽ chấp nhận cái giá bạn đưa ra hoặc đưa ra mức giá khác gần mức bạn muốn.
- Làm các thủ tục thanh toán và giấy tờ theo thứ tự. Hãy nhớ giữ bản gốc của giấy đăng ký, chuyển nhượng, lịch sử bảo hành…
- Khi thanh toán hoặc đặt cọc, hãy giữ hóa đơn, biên nhận với đầy đủ chữ kí của người bán.
Lời khuyên để bán được xe ô tô đã qua sủ dụng với giá tốt nhất
Sau một thời gian sử dụng bạn thấy không còn “đam mê” với chiếc xe của mình như lúc ban đầu thì một vài lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn bán được chiếc xe đã qua sử dụng với giá tốt nhất.
Đầu tiên bạn hãy tự đánh giá, thẩm định và cân nhắc xem chiếc xe ô tô cũ của mình sẽ có mức giá thích hợp là bao nhiêu. Bạn cần xem xét số đường đã đi, lốp xe, phanh, ống xả, động cơ … Đánh giá thân xe với mức độ xước xát sơn, có bị va đập biến dạng không; xem xét đèn xe xem có hỏng hóc gì không. Bên cạnh đó bạn cũng cần đánh giá về hệ thống làm mát, hệ thống tản nhiệt. Về nội thất bạn cần đánh giá bảng điều khiển, mức độ hao mòn của nội thất … Hãy kiểm tra cẩn thận để định giá chiếc xe của bạn với giá tốt nhất.
Sau khi bạn đã cọ rửa sạch sẽ cho chiếc xe, tra dầu nhớt, bơm lốp, đổ đầy xăng và “mông má” cho chiếc xe ô tô cũ ở trạng thái tốt nhất; hãy đăng tin bán trên các trang mua bán ô tô hoặc thông báo cho bạn bè, đồng nghiệp, người quen biết. Hãy giới thiệu kỹ càng nhất về chiếc xe. Nếu có thể hãy đăng cả ảnh để tìm kiếm những khách hàng tiềm năng và giảm bớt những người không thực sự có “hứng thú” với chiếc xe của bạn.
Hãy vận dụng khả năng thương thuyết của mình để cho khách hàng thấy chiếc xe của bạn xứng đáng với số tiền đó. Nếu bạn đưa ra một con số ban đầu thì có thể sẽ gặp trường hợp người mua yêu cầu giảm giá sau khi nhìn thấy chiếc xe. Để tránh trường hợp này bạn có thể để người mua nhìn thấy chiếc xe thực và để họ tự lái thử sau đó có thể hỏi mức giá họ có thể mua. Nếu mức giá cao hơn mức giá bạn đưa ra thì quá tốt còn nếu gần tương đương thì việc tiếp theo là bạn phải trổ tài thương thuyết của mình ra
Bạn cần hoàn thiện tất cả các giấy tờ cần thiết của chiếc xe trước khi muốn mua bán ô tô đã qua sử dụng. Một chiếc xe có đầy đủ giấy tờ sẽ bán được giá tốt hơn và người mua cũng sẽ thấy đảm bảo hơn. Sau khi bạn bán được xe hãy nhanh chóng hoàn thiện thủ tục sang tên cũng như chuyển nhượng. Giả sử khi bạn đã bán chiếc xe nhưng chưa sang tên và trong thời gian đó chiếc xe xảy ra tai nạn thì bạn sẽ phải chịu trách nhiệm với chiếc xe. Bởi vậy hãy nhanh chóng hoàn tất giấy tờ và nhớ liên hệ với đại lý bảo hiểm của bạn để hủy bỏ chính sách của bạn trên chiếc xe bạn đã bán.
Hãy đánh giá những khách hàng tiềm năng và thực sự “có hứng thú” với chiếc xe của bạn. Trong trường hợp này bạn cũng có thể vờ “khó khăn”, thể hiện rằng mình không cần vội vã bán chiếc xe này mà hoàn toàn có thời gian chờ người mua thích hợp. Tuy nhiên đối với người bạn có cảm tình và người đó thực sự cần chiếc xe này nhưng nâng sách hạn chế thì bạn cũng có thể cân nhắc việc giảm giá thành để cả 2 cùng vui vẻ.
Mua bán Ô tô cũ ở đâu?
Mua bán Ô tô tại MuaBanNhanh.com. Xem ngay: Mua bán ôtô đã qua sử dụng
Theo bạn đâu là dòng xe ô tô SUV số 1