Chọn mua chiếc xe ôtô cũ nhập khẩu đáng tiền, sử dụng tốt, bền với hướng dẫn mua qua video ngắn sau.
Nên mua xe ô tô cũ nhập khẩu hay không?
Người tiêu dùng thường chuộng những dòng ô tô nhập khẩu hoàn toàn hơn những dòng ô tô lắp ráp trong nước, điều đó thể hiện qua tỉ lệ xe nhập khẩu chiếm 65% số lượng xe bán ra. Nắm bắt được điều đó, nhiều cá nhân cũng như doanh nghiệp đã và đang nhập khẩu xe ô tô cũ, điều này đem lại rất nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng trong việc chọn cho mình một chiếc xe ô tô cũ nhập khẩu phù hợp.
Trước khi mua một chiếc xe thì có rất nhiều cách để tham khảo ý kiến như hỏi những người đã từng mua xe, tham khảo các salon ô tô cũ hay đơn giản hơn là tìm hiểu trên những trang web mua bán xe ô tô như MuaBanNhanh.com. Dưới đây là những ưu nhược điểm của một ô tô nhập khẩu cũ, hãy tham khảo để cân nhắc khi bạn muốn sắm một chiếc xe cũ nhập khẩu.
1. Kiểu dáng đẹp
Nhiều người lựa chọn mua xe ô tô cũ nhập khẩu vì đa số dòng xe nhập có kiểu dáng thanh lịch, sang trọng. Việc mua xe hơi đôi khi cũng là một cách để người tiêu dùng thể hiện sự thành đạt và giàu có, chính vì thế mà đối với nhiều người, vẻ ngoài của xe rất quan trọng. Hơn nữa màu sơn bóng của xe nhập khẩu cũng là một điểm cộng, chính lớp sơn bóng đẹp và bền góp phần tôn lên vẻ đẹp của chiếc xe.
2. Nội thất bên trong hiện đại, đầy đủ tiện nghi
Thiết kế bên trong xe cũ nhập khẩu cũng là yếu tố hấp dẫn người tiêu dùng. Chiếc xe cũng như một ngôi nhà di động của người lái, đặc biệt vào những dịp gia đình đi chơi xa, chính vì thế một chiếc xe nhập hoàn hảo về nội thất bên trong, thể tích rộng, ghế ngồi bọc da cao cấp, đường nét thiết kế hài hòa cũng như dàn âm thanh chất lượng cao dường như khiến người dùng cảm thấy thư thái và quãng đường di chuyển trở nên ngắn hơn.
3. Chất lượng và tiêu chuẩn quốc tế
Những chiếc xe ô tô cũ nhập khẩu đa số được sản xuất và lắp ráp hoàn toàn ở nước ngoài, đặc biệt là dòng xe nhập có xuất xứ từ những châu Âu, Mỹ, Nhật Bản khiến người tiêu dùng an tâm hơn về chất lượng. Vì những dòng xe nhập được lắp ráp bằng robot, tuân thủ ngặt nghèo các qui trình về lắp đặt so với xe nội địa lắp ráp bằng sức người. Ngay cả những chi tiết kín đáo trong xe như hốc cửa, lót trần đều mượt mà và được thiết kế cẩn thận, chống tác động của môi trường. Công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại và phụ tùng lắp ráp cho xe được kiểm soát chặt chẽ hơn xe lắp ráp trong nước là yếu tố làm cho ô tô nhập khẩu có chất lượng vượt trội so với ô tô nội địa. Động cơ, công suất của ô tô nhập khẩu cũng tốt hơn xe nội địa, giúp tiết kiệm nhiên liệu hơn.
1. Giá thành cao
Giá của giữa những dòng xe nhập khẩu luôn cao hơn so với dòng xe hơi sản xuất và lắp ráp trong nước do phải chịu thuế nhập khẩu cao. Chẳng hạn như dòng xe ô tô Hyundai Acent nhập khẩu nguyên chiếc từ Hàn Quốc giá bán lên đến 620 triệu đồng/chiếc (chưa tính thuế trước bạ), nhưng vẫn là ô tô Hyundai Avante lắp ráp trong nước, giá chỉ 580 triệu đồng (chưa thuế trước bạ).
2. Ít hoặc hầu như không có địa điểm bảo hành, bảo dưỡng
Tuy dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng chuyên nghiệp nhưng số lượng địa điểm bảo hành bảo dưỡng chính hãng hầu như rất ít, có khi chỉ bảo hành trong thời gian ngắn hoặc không có bảo hành.
Nếu bạn thực sự muốn mua xe cũ nhập khẩu thì có 2 nguồn để mua:
Một là xe nhập khẩu chính hãng. Nếu bạn mua từ hệ thống chính hãng thì bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng chuyên nghiệp hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên nhược điểm là bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng khan hiếm hàng thường xuyên khiến bạn không mua được xe ngay thời điểm bạn mong muốn, danh mục sản phẩm của cửa hàng chính hãng cũng kém phong phú, đa dạng hơn.
Nguồn thứ hai là bạn sẽ mua từ những đại lí nhập khẩu xe ô tô cũ không chính hãng. Ưu điểm là giá bán thấp hơn xe nhập khẩu chính hãng từ vài trăm tới cả ngàn USD nên vẫn được người tiêu dùng quan tâm hơn, nhưng lại không được hưởng đầy đủ chế độ bảo hành, bảo dưỡng toàn cầu của nhà sản xuất. Và hãy nhớ kiểm tra, so sánh kỹ giá cả với danh mục trang thiết bị giữa các đại lý, vì có sự chênh lệch giá giữa các đại lý, nhiều khi là do thêm hoặc bớt trang bị, có khi chất liệu da bọc ghế và “đồ chơi” trên xe khác nhau.
Nhớ lấy số VIN (Vehicle Identification Number) của xe nhập khẩu để tự kiểm tra những thông tin cơ bản về chiếc xe, như nơi sản xuất, model, loại xe, năm sản xuất, thiết kế thân xe đối chứng với thông tin do nhà nhập khẩu cung cấp. Có ba vị trí bạn có thể dễ dàng tìm số VIN là trên khung cửa xe phía ghế lái, trên vách ngăn khoang động cơ và ở dưới kính chắn gió bên lái.
Nếu như bạn mua xe cũ nhập khẩu từ những nguồn không tin cậy thì bạn nên tìm hiểu kĩ các thông tin về nguồn gốc của xe, thủ tục sang tên chuyển nhượng xe, kiểm tra kĩ lưỡng các bộ phận trong xe cũng như đi cùng với một người am hiểu để biết thêm về kinh nghiệm mua bán xe hơi cũ.
Những điều cần biết khi cá nhân nhập khẩu ô tô cũ
Cá nhân nhập khẩu ô tô cũ sẽ chịu mức thuế tương tự như các doanh nghiệp và khai ở tờ khai phi mậu dịch.
Bên cạnh đó, cá nhân nhập khẩu xe cũ cần có một hoá đơn xác định giá trị chiếc xe (trao tặng, gửi, mang xe về). Người tặng (hoặc gửi, mang xe về) có thể ghi hoá đơn theo giá xuất cảng nước ngoài (giá F.O.B), hoặc giá về đến cảng Việt Nam (giá C.I.F, bao gồm giá F.O.B cộng chi phí vận chuyển, chi phí bảo hiểm). Tuy nhiên, khi tính thuế, hải quan sẽ dùng giá C.I.F.
Nếu hoá đơn ghi giá trị thấp hơn so với giá nhập khẩu dự kiến trong biểu thuế của Nhà nước (bảng bên dưới), hải quan sẽ tính thuế theo giá nhập khẩu dự kiến, còn nếu cao hơn sẽ tính thuế theo hoá đơn. Ví dụ, đối với xe dung tích 1.0, giá trị tối thiểu để tính thuế của hải quan là 1.000 USD. Trong trường hợp giá trị chiếc xe theo hoá đơn lớn hơn 1.000 USD, hải quan sẽ tính thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, VAT theo giá đó.
Thêm vào thuế nhập khẩu, VAT, tiêu thụ đặc biệt, người nhận xe tặng phải nộp thêm khoản thuế thu nhập bất thường (bằng 10% giá C.I.F). Theo quy định, mỗi người chỉ được nhận một chiếc xe.
Ngoài ra, xe vẫn phải có những giấy tờ kèm theo như chứng nhận chủ xe trao tặng, đăng kiểm môi trường, bản ghi tiểu sử xe.
Vay vốn ngân hàng mua xe - nên hay không?
1. Các ngân hàng thường hứa với bạn là nếu đầy đủ thủ tục thì chỉ trong 1 ngày là xong. Nhưng việc này phụ thuộc rất nhiều vào bạn có khi phải đến 1 tuần bác mới hoàn thành các thủ tục và mang xe về nhà
2. Các ngân hàng thường quảng cáo lãi suất thấp 0.95 - 1.1 %. Nhưng lại đội các loại phí lên nên phải cẩn thân. Các loại phí này thường là phí mở tín dụng, phí quản lý tín dụng, phí công chứng, phí trả nợ trước hạn... Các loại phí này thường tính bằng %/năm, nhưng đóng ngay. Cuối cùng tính ra, lãi suất có thể từ 1.1% trở lên.
3. Việc vay vốn và làm thủ tục mua xe bạn phải thế chấp bằng một tài sản khác. Nhưng nếu thế chấp bằng chính xe mua thì các bác phải mua bảo hiểm do chính ngân hàng đó chỉ định luôn. Đồng nghĩa với việc bạn sẽ bị động trong việc lựa chọn gói bảo hiểm và hãng bảo hiểm theo ý bạn
4. Những khó khăn thường không phát sinh lúc ban đầu đâu. Nhưng đến đoạn bạn chuyển phần vốn tự có của mình rồi (thường 30%), thì sẽ có chút rắc rối. Lúc đó ngân hàng sẽ có bảng chấp thuận cho vay để gửi nơi bán xe. Tùy theo ngân hàng làm việc mà các loại phí sẽ được thông báo hay không. Đến khi bên bán xe mang xe đi đăng ký và gửi giấy hẹn qua ngân hàng, thì bạn sẽ được thông báo tất cả các khoản phí phải đóng. Đây sẽ là con số không nhỏ làm nản lòng các bác tài...
1. Chọn các ngân hàng quảng cáo rầm rộ cho vay mua xe hơi. Càng rầm rộ, càng chứng tỏ họ có chiến lược với phân khúc này nên sẽ chú trọng hơn. Những ngân hàng không quảng cáo rầm rộ là họ không thiết tha lắm đâu.
2. Cố gắng tính toán chi li với nhân viên ngân hàng về lãi suất và những khoản tiền phát sinh khi vay vốn để dễ dàng kiểm soát sau này
3. Cố gắng nắm lấy trình tự đặt cọc - làm hồ sơ vay - chấp thuận cho vay - giải ngân càng chi tiết càng tốt. Giải ngân là khâu cuối cùng. Đừng nghĩ có chấp thuận cho vay thì giải ngân là điều tất yếu vì có vô vàng lý do sẽ xảy ra trong giai đoạn này, đặc biệtkhi phải thế chấp nhà.
Việc mua xe là để đáp ứng nhu cầu đi lại thuận tiện và an toàn cho bạn và gia đình. Chiếc xe hơi không chỉ là khối tài sản lớn, mà đôi khi nó lại là sở thích, đam mê của bạn. Hãy sở hữu xe trong tầm tiền kiểm soát được. Vay vốn ngân hàng để mua xe là không nên nhưng nếu bạn có thể chắc chắn được khả năng trả nợ cùng với việc ổn định cuộc sống và các chi phí phát sinh khi sở hữu xe hơi sau này thì việc vay vốn mua xe sẽ giúp bạn cưới được chiếc xe yêu thích nhanh chóng.
Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình mua bán xe ô tô nhập khẩu cũng trả lời được thắc mắc có nên vay vốn ngân hàng để mu axe hay không. Muabannhanhoto.com hy vọng bạn sẽ có một quyết định đúng đắn khi mua xe ô tô cũ.
Mua bán ô tô cũ uy tín ở đâu?
Mua bán ô tô cũ tại MuaBanNhanh.com. Xem ngay: Xe ô tô cũ
Xe ôtô cũ nhập khẩu từ các cường quốc công nghiệp ôtô hiện nay như Nhật, Đức, Mỹ,... hiện được nhiều người Việt tin dùng, khi bạn muốn mua một chiếc ôtô cũ nhập khẩu, bạn sẽ lựa chọn kênh thông tin nào để tham khảo, cùng thực hiện khảo sát sau để biết được câu trả lời được nhiều người đồng tình nhất hiện nay.
Bạn muốn mua xe ôtô cũ, bạn tìm đến địa chỉ nào để tham khảo thông tin mua bán?