news-details
Chọn mua ô tô
Hãng xe
Xe Suzuki

Mua ôtô Suzuki Swift lắp ráp hay nhập khẩu tốt hơn?

Mua ôtô Suzuki Swift lắp ráp hay nhập khẩu tốt hơn?

Mua ôtô Suzuki Swift lắp ráp hay nhập khẩu tốt hơn?

Suzuki Swift “nội” có gì khác bản nhập khẩu?

Vừa qua, Suzuki Việt Nam đã cho công bố mẫu xe đô thị Swift được lắp ráp (CKD) và nội địa hóa trên dây chuyền hiện đại ở tỉnh Đồng Nai. Theo Suzuki, tỷ lệ nội địa hóa của mẫu xe này chưa tới 10% và gần như toàn bộ các linh kiện vẫn nhập trực tiếp từ Nhật Bản, nên chất lượng xe không hề thua kém so với bản nhập khẩu nguyên chiếc trước đây.

Giá của Suzuki Swift đã nội địa hóa chỉ còn 549 triệu đồng, rẻ hơn đáng kể bản nhập khẩu. Bên cạnh đó, Suzuki vẫn đang áp dụng chương trình khuyến mãi giảm 30 triệu đồng cho khách hàng mua xe đến hết tháng 2 này, nên những ai nhanh chân có thể mua xe với giá chỉ còn 519 triệu đồng (đã gồm VAT).

Bên cạnh việc giảm giá, Suzuki Swift bản nội địa hóa được bổ sung thêm 2 thiết bị hữu ích: đó là gương gập/chỉnh điện và đèn xi-nhan báo rẽ tích hợp ngay trên gương. Chúng sẽ hiện diện trên xe cùng với các tiện ích khác như vô-lăng 3 chấu bọc da có trợ lực điện, đầu CD+radio 4 loa có kết nối USB/iPod, điều hòa tự động, ghế sau gập theo tỷ lệ 60:40... và nổi bật nhất là hệ thống Keyless Entry - khởi động không cần chìa qua nút Engine Start/Stop.

Về ngoại thất, Suzuki Swift gần như không thay đổi qua khá nhiều đời. Swift có kích thước nhỏ gọn với thiết kế đặc trưng, dễ nhận ra trên đường phố. Kích thước xe không đổi với chiều dài 3.850 mm, rộng 1.695 mm và cao 1.535 mm cùng trục cơ sở dài 2.430 mm. So với phiên bản nhập khẩu, kiểu dáng của mẫu Swift lắp ráp trong nước gần như giống hoàn toàn, chỉ khác một chút ở gương chiếu hậu. Phiên bản lắp ráp trong nước có đèn báo rẽ trên gương và có thể điều khiển bằng điện, còn bản nhập thì không có 2 cái này.

Tuy nhiên, nếu như vô-lăng của Swift bản nhập khẩu được tích hợp nút bấm điều khiển âm thanh, thì Swift nội địa hóa không còn tính năng này. Một số tính năng an toàn cũng bị cắt giảm: 4 phanh đĩa trên xe nhập khẩu nay chỉ còn 2 phanh đĩa ở 2 bánh trước của xe nội địa, 2 bánh sau dùng phanh tang trống; hệ thống 6 túi khí của xe nhập khẩu giảm còn 2 túi khí trên xe nội địa.

Suzuki Swift lắp ráp trong nước

Suzuki Swift lắp ráp trong nước

Các tính năng an toàn khác vẫn được giữ nguyên: dây an toàn 3 điểm ELR, móc cài ghế trẻ em chuẩn ISOFIX, chống bó cứng phanh ABS, phân phối lực phanh điện tử EBD và hỗ trợ phanh BA. Swift còn được trang bị hệ thống treo MacPherson phía trước và hệ thống treo liên kết đa điểm phía sau cùng bánh xe hợp kim 16 inch.

Suzuki trang bị cho Swift ở Việt Nam động cơ 4 xy lanh VVT có dung tích 1,4 lít, công suất 95 mã lực và mô-men xoắn cực đại 130 Nm. Động cơ này kết hợp cùng hộp số tự động 4 cấp, hệ dẫn động cầu trước. Độ tiêu thụ nhiên liệu trung bình vào khoảng 5,5 l/100 km.

Suzuki Swift phiên bản nội địa hóa ở Việt Nam có 5 màu sắc để khách hàng lựa chọn: Cam, Xanh, Đỏ, Trắng và Xám.

4 điều cần lưu ý khi mua xe ôtô Suzuki Swift mới

Kinh tế phát triển, thu nhập tăng cao, nhiều người đã có dư tài sản để mua ô tô. Tuy nhiên, ô tô chiếm khá nhiều tài sản mà bạn có được, thế nên khi mua ô tô các bạn nên hết sức cẩn thận để có thể mua được chiếc ô tô đẹp và bền lâu. Sau đây, chúng tôi đưa ra cho các bạn 4 điều cần lưu ý khi mua xe ô tô mới.

4 điều cần lưu ý khi mua xe ôtô Suzuki Swift mới

4 điều cần lưu ý khi mua xe ôtô Suzuki Swift mới

Với hầu hết mọi người, mua ô tô là một quyết định tài chính lớn, chỉ sau mua nhà, nên cần cân nhắc kỹ lưỡng mọi mặt để tránh hối tiếc về sau. Sau khi đã xác định được loại xe phù hợp nhất với nhu cầu và khả năng tài chính, bạn sẽ quan tâm tới màu sắc, và cuối cùng là đi vào chi tiết.

  1. Danh sách trang bị bạn muốn

Trước khi bước vào đại lý, bạn nên lập một danh sách những trang bị mà bạn kỳ vọng chiếc xe Suzuki Swift định mua sẽ có, như ghế da, cửa sổ trời…. Kế đến, hãy tìm chiếc xe được trang bị tiêu chuẩn nhiều thứ trong danh sách của bạn.

Những trang bị tiêu chuẩn được xem như thiết yếu hiện nay gồm: hệ thống chống bó cứng phanh (ABS), hệ thống ổn định thân xe điện tử (ESC), túi khí trước và bên, điều hoà nhiệt độ, công nghệ Bluetooth, dàn âm thanh kết nối iPod, cửa sổ và khoá cửa ra vào điều khiển điện.

  1. Chất lượng của những trang bị trên

Tuy nhiên, những người học nghề sửa chữa ô tô nhắc bạn cũng cần lưu ý rằng không phải cứ có đủ những trang thiết bị trên là có thể yên tâm. Hãy xem xét cả yếu tố chất lượng của chúng. Ví dụ, hệ thống điều khiển dàn âm thanh nếu làm bằng nhựa mỏng thì sẽ mau hỏng vì đây là bộ phận có thể bạn sẽ dùng hàng ngày. Một tạp chí về xe hơi khuyên rằng: “Tốt hơn hết là nên tìm kiếm nguồn tài chính trước khi đi săn xe. Cần phải quyết định xem bạn có bao nhiêu và bạn sẵn sàng chi bao nhiêu để tậu chiếc xe mới. Trong trường hợp bạn phải vay tiền để mua xe như đa số các khách hàng, bạn nên lựa chọn gói vay phù hợp trước khi chọn mua xe.”

  1. Giá trị sử dụng của xe

Khi đi mua xe mới, theo những người có kinh nghiệm mua xe cũ thì ít người đặt nặng việc tính toán giá trị xe sau vài năm sử dụng. Tuy nhiên, đây là yêu tố đáng để cân nhắc, vì gần như chắc chắn là bạn sẽ không giữ chiếc xe lại mãi mãi. Lựa chọn của bạn bây giờ có thể ảnh hưởng tới giá trị xe khi bạn cần bán.

Đây là yếu tố được nhiều người đặc biệt quan tâm khi đi mua xe mới. Nhưng đừng bỏ qua một chiếc xe mình đã rất ưng sau khi cân nhắc các yếu tố trên chỉ vì nó có mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình cao hơn xe khác một chút. An toàn là một vấn đề lớn đối với mọi loại và hạng xe. Dù các xe cỡ lớn và nặng thì thường an toàn hơn, nhưng sự phát triển công nghệ đã giúp những chiếc xe nhỏ an toàn hơn trước nhiều, tạo nên dang cap xe theo thời kỳ. Mọi thứ, từ các hệ thống hạn chế chấn thương thụ động đơn giản cho tới túi khí trước/bên và hệ thống ngăn chặn va chạm công nghệ cao đều được đưa vào tính điểm an toàn cho xe. Ngoài ra, để mở rộng tầm hiểu biết về ô tô bạn có thể tham khảo thêm cho thue tivi hoi cho

  1. Chế độ bảo hành

Dựa vào kinh nghiem mua xe cu thì chế độ bảo hành tốt sẽ đem đến cảm giác an tâm cho người mua xe.  Các nhà sản xuất đưa ra thời hạn bảo hành là 3 năm/60.000km đến 10 năm/160.000km.

>> Xem thêm: Mua xe Suzuki Swift cũ giá rẻ

Tốc độ bám đường của xe con

Tốc độ bám đường của xe con, nền công nghiệp sản xuất ô tô đã chứng kiến sự xuất hiện của một vài công nghệ an toàn mới rất đáng chú ý. Sự phát triển của công nghệ phần mềm, của những bộ vi xử lý tốc độ khiến ô tô ngày càng hoàn thiện hơn. Một số công nghệ gần đây giúp hệ thống phanh ô tô hoạt động hiệu quả hơn và tăng cường sự kiểm soát khi bạn điều khiển xe trong tình trạng thời tiết xấu.

Tốc độ bám đường của xe con

Tốc độ bám đường của xe con

Traction control (hay hệ thống kiểm soát độ bám đường) là một công nghệ mới xuất hiện và được ứng dụng trong những năm gần đây. Hiện nay, nó đã trở thành một hệ thống phổ biến, được trang bị trên nhiều loại ô tô. Traction control hoạt động chủ yếu với mục đích giúp đảm bảo độ tiếp xúc của xe (chính xác là lốp xe) với mặt đường bắng các thiết bị điện tử rất hiện đại.

Nhưng traction control là gì và nó hoạt động như thế nào? Khi lần đầu tiên nghe đến khái niệm traction control, có thể bạn sẽ liên tưởng ngay đến những hoạt động nào đó liên quan đến traction và control (điều khiển). Nói chung traction có nghĩa là khả năng giữ ma sát tiếp xúc giữa các lốp xe với mặt đường. Có nhiều loại traction khác nhau. Ví dụ, một loại khi ta phanh, một loại khi ta tăng tốc, hay một loại khi ta vào cua.

Traction control hoạt động để đảm bảo xe không bị mất ma sát (giữa lốp xe và mặt đường) trong quá trình gia tốc. Theo một cách khác, bạn có thể hình dung khi xe bạn tăng tốc từ một tốc độ ổn định nào đó, traction control hoạt động để đảm bảo sự tiếp xúc lớn nhất giữa lốp xe với mặt đường, thậm chí ngay cả trong tình trạng đường xấu. Ví dụ, một mặt đường bị ướt hoặc đóng băng sẽ làm giảm đáng kể ma sát giữa lốp xe với mặt đường. Vì lốp xe là bộ phận duy nhất của xe thực sự tiếp xúc với mặt đất, nên khi xảy ra hiện tượng mất ma sát đều dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Traction control là một trong ba công nghệ an toàn của hệ thống phanh, bắt đầu xuất hiện từ giữa những năm 1980. Đó là các công nghệ: ABS (Anti-lock Brakes 1978), traction control (1985) và hệ thống cân bằng điện tử stability control (1995). Ba công nghệ trên đều ra đời từ phòng thí nghiệm của hãng Bosch (Đức) và cả ba công nghệ đều liên quan đến vấn đề đảm bảo độ tiếp xúc giữa lốp xe và mặt đường.

Ngược lại với ABS hoạt động khi xe giảm tốc độ, traction control lại hoạt động khi xe tăng tốc. Tuy vậy bạn vẫn có thể hình dung hệ thống traction control hoạt động như thế nào thông qua hệ thống ABS vì có nhiều điểm chung đối với hai hệ thống này. ABS hoạt động nhờ một cảm biến trượt, có khả năng phát hiện hiện tượng trượt của lốp xe khi phanh, và hệ thống sẽ tiếp tục điều chỉnh lực phanh để đảm bảo độ tiếp xúc lớn nhất giữa lốp xe và mặt đường. Bạn có thể nghe thấy tiếng kêu phát ra khi hệ thống hoạt động (âm thanh ken két) và thực sự cảm thấy trên sự rung động từ bàn đạp phanh.

Như chúng ta đã đề cập ở trên, ABS và trac tion control hoạt động một cách tương tự nhau. Trong thực tế ABS chính là thành phần cơ bản để xây dựng nên hệ thống traction control và hệ thống cân bằng điện tử stability control. Hiện nay traction control đã được áp dụng cho các loại model mới nhất của rất nhiều hãng như: DaimlerChrysler, BMW, Ford, GM, Saab, Volvo, Lexus, Infiniti, Volkswagen, Audi và Porsche.

Đăng tin mua bán xe ôtô Suzuki Swift nhanh chóng, được giá ở đâu?

Tham khảo đầy đủ các Giá Xe Suzuki từ cộng đồng mua bán chuyên nghiệp tại Muabannhanh.com - Tìm hiểu, cập nhật so sánh giá xe ôtô Xuzuki Swift tại đây: Xe Suzuki Swift

 >> Xem thêm: 

Đánh giá xe ôtô Suzuki Swift 5 chỗ 2016: nhỏ mà đẹp 

You can share this post!