news-details
Ôtô cũ

Chọn mua ôtô cũ: bí quyết mua bonbanh với "giá hời"

Chọn mua ôtô cũ: bí quyết mua bonbanh với

Chọn mua ôtô cũ: bí quyết mua bonbanh với "giá hời"

Xe cũ, giá “bèo” đáng mua nhất hiện nay

Tạp chí Consumer Reports vừa đưa ra danh sách những sản phẩm dẫn đầu trên thị trường xe đã qua sử dụng theo các hạn mức ngân sách, từ dưới 10.000 USD đến 25.000 USD tại Mỹ.

Sau một năm sử dụng, một chiếc xe có giá trị khấu hao 27%, và sau 3 năm là nửa giá trị khi mua vào. Các phóng viên, biên tập viên của Consumer Reports đã căn cứ vào điều đó và qua việc lái thử khi còn mới để lựa chọn ra những chiếc xe cũ đáng mua nhất theo các hạn mức ngân sách gồm dưới 10.000 USD, dưới 15.000 USD, từ 15.000-20.000 USD và từ 20.000-25.000 USD.

Chưa tới 10.000 USD, khách hàng ở Mỹ vẫn có thể chọn mua một chiếc xe ôtô cũ còn chạy tốt như Mazda3 S đời 2008, Hyundai Sonata đời 2006-2008, Honda CR-V 2005 hay Mitsubishi Outlander 2007.

Dĩ nhiên, đó là câu chuyện ở nước Mỹ. Khi về Việt Nam, hoặc là kể cả khi đã qua sử dụng, những mẫu xe nói trên khó mà có được một mức giá “bèo” như thế. Tuy nhiên, danh sách dưới đây cũng đáng để bạn tham khảo khi quyết định mua một chiếc xe cũ.

Những chiếc xe cũ đáng mua dưới 10.000 USD tại Mỹ:

  1. Xe cỡ nhỏ

Mazda3 S đời 2008, Pontiac Vibe (2005-2008) và Volkswagen Rabbit (2007-2009)

Mazda3 có mọi thứ mà khách hàng muốn có ở một chiếc xe hạng nhỏ: độ tin cậy, mức tiết kiệm nhiên liệu, trải nghiệm lái, nội thất phù hợp giá bán. Còn Vibe là một chiếc hatchback cỡ nhỏ đáng tin và không gian thoải mái. Mẫu hatchback Rabbit thỏa mãn ai muốn tìm nét thể thao, trải nghiệm lái phong cách châu Âu và vật liệu nội thất phong phú.

Mazda 3 S đời 2008

Mazda 3 S đời 2008

  1. Xe sedan

Acura TL 2005, Acura TSX 2005, Toyota Avalon 2005, Hyundai Sonata 4 xi-lanh 2006-2008, Kia Optima 4 xi-lanh 2007-2008.

Có trong tay chưa đến 10.000 USD, khách hàng ở Mỹ vẫn có thể chọn mua một chiếc xe sang, tuy là xe cũ, như Acura TL hay TSX, hay các mẫu xe kinh tế như Sonata và Optima có không gian rộng rãi với các trang bị có mới hơn chút ít.

  1. Xe SUV

Honda CR-V 2005, Mitsubishi Outlander 2007, Honda Pilot 2005

Hệ thống cân bằng điện tử ESC là tiêu chuẩn cùng túi khí rèm, kết hợp với không gian của dạng xe gần giống với minivan giúp CR-V không thể thiếu trong danh sách. Còn nếu cần 3 hàng ghế, có thể chọn Outlander. Pilot lại có không gian nhỉnh hơn một chút với 8 ghế cùng động cơ V6 tăng tốc mượt mà.

>> Xem thêm: Mua xe Bonbanh Ford Fiesta: quá nhiều ưu điểm

Giải tỏa ám ảnh khi mua xe bonbanh cũ

Khi mua xe cũ, cái lợi mà người mua được hưởng là sự mất giá tự nhiên của chiếc xe theo thời gian sử dụng, dù xe đi nhiều hay ít. Tuy nhiên, mua xe cũ cũng chứa đựng đầy rủi ro mà không phải ai cũng có thể lường hết được.

Giải tỏa ám ảnh khi mua xe bonbanh cũ

Giải tỏa ám ảnh khi mua xe bonbanh cũ

Có rất nhiều lý do khiến cho thị trường xe cũ tồn tại song hành và phát triển khá rầm rộ bên cạnh thị trường xe mới. Đầu tiên, không phải ai cũng có đủ tiềm lực tài chính để mua chiếc xe mới mà mình mong muốn. Tiếp đó, mức tiền mà người ta bỏ ra để mua một chiếc xe compact mới với chất lượng bình dân có thể mua được một chiếc xe đã qua sử dụng nhưng ở hạng trung cao cấp. Hoặc cũng có thể đơn giản là mua xe cũ để thỏa những thú đam mê riêng mà không phải quá lăn tăn về giá thành…

Những chiếc xe qua một vài năm sử dụng thì chất lượng bình quân đương nhiên là tốt hơn, nhưng giá cả lại giảm không đáng là bao.

Ở Việt Nam ta, do tâm lý tiêu dùng cũng như chất lượng dịch vụ, giá cả phụ tùng của các hãng mà có những xe mất giá nhiều, có xe mất giá ít. Nhưng thực tế cho thấy giá cả đôi khi không phải là nỗi lo hàng đầu của những người tìm mua xe cũ. Họ chấp nhận mua với giá cao một chút, miễn là hàng tin cậy, nguyên bản, chính chủ, người sử dụng trước cẩn thận…

Nếu may mắn, chiếc xe đó chẳng có lỗi gì hay không bị vấn đề gì nặng trong quá trình sử dụng thì cũng chẳng có gì đáng nói. Nhưng chỉ có chủ xe mới là người biết rõ nhất chiếc xe của mình đã trải qua những gì trong quá trình họ sở hữu. Chính vì vậy, mỗi người mua xe cũ cần tỉnh táo để nhận ra càng nhiều càng tốt những biến cố đã từng xảy ra với chiếc xe.

Ba nỗi ám ảnh lớn nhất là:

  • Xe đã bị tai nạn nặng
  • Xe đã bị thủy kích
  • Các sự cố chi tiết khác như hỏng phanh, côn, hộp số, hệ thống treo…

Đứng trước một chiếc xe đã qua sử dụng, nhiều người có thể bị cuốn hút bởi nước sơn còn láng bóng, nội thất đẹp, các chi tiết sạch sẽ như mới. Vậy làm sao để biết nó có trải qua biến cố gì đáng kể hay không? Hãy bình tĩnh kiểm tra theo 3 bước cơ bản sau đây:

  1. Kiểm tra thân vỏ

Việc kiểm tra thân vỏ không có nghĩa là nhìn bề ngoài của xe, bởi những người bán xe cũ thường chăm chút chiếc xe cẩn thận trước khi bán để được lợi về giá. Hãy mở tất cả các cửa xe ra, mở ca-pô và cửa sau hoặc nắp khoang hành lý.

  • Kiểm tra độ nguyên vẹn phần đầu xe

Các tiểu tiết phần thân vỏ nằm bên trong khoang máy, dưới ca-pô sẽ phần nào cho biết chiếc xe đã bị va chạm mạnh phần đầu hay chưa. Hãy quan sát phần xương tai xe, các đường chặt trên thanh đỡ phía trên két nước cũng như các gân chỉ phần vỏ gập quanh khoang máy. Bất kỳ điểm gồ ghề, lượn sóng, trầy xước, hay màu sơn khác biệt nào cũng có thể đáng hoài nghi, bởi việc đại tu không thể phục hồi hiện trạng như mới 100% được.

  • Dấu hiệu đặc biệt là các vết hàn nếu có

Trong khi các phần ráp thân vỏ xe nguyên bản được nhà sản xuất hàn đính điểm bằng công nghệ cao, thì các gara sửa chữa chủ yếu vẫn hàn hơi hoặc sử dụng que hàn và có thể để lộ rõ vết kim loại nóng chảy, cho dù được gọt rũa cẩn thận. Các tai bắt vít để cố định phần mũi xe, ca-lăng, đèn pha với phần khung đỡ phải còn lành lặn, không có mối hàn gắn hay méo mó bất thường.

Một giả thiết đặt ra là một số chi tiết sau khi bị va chạm mạnh phần đầu đã được chủ xe thay mới. Xin lưu ý rằng bộ thân vỏ xe, đặc biệt là các dòng xe hiện đại, là một cấu trúc không gian thống nhất, và không dễ dàng tháo rời từng bộ phận riêng lẻ.

  • Kiểm tra độ nguyên vẹn hai bên sườn xe

Các phần có thể bị biến dạng nếu va chạm mạnh phần sườn xe là các tấm shelf gầm, khung kính, hèm cửa và cột B hoặc C (đối với xe SUV).

Shelf gầm là chi tiết khá nhạy cảm trong các vụ va chạm, rất dễ biến dạng, nhưng lại là điểm sơ hở của các chủ xe bởi nhiều người nghĩ rằng nó bị khuất nên ít gây chú ý. Hãy quan sát và so sánh sự đối xứng phần shelf giữa các hốc bánh ở hai bên sườn. Việc kiểm tra và nhận biết khu vực này sẽ dễ dàng hơn nếu chiếc xe đã được rửa sạch, bởi khi đó các vết sơn phun mới hay các khuyết điểm còn sót lại sẽ lộ ra.

Các hèm cửa và khung kính là những nơi rất dễ quan sát, và cũng là khu vực dễ nhận biết nhất khi một chiếc xe đã bị tai nạn phần sườn xe hay chưa. Những bộ phận này nằm trong một hệ thống không thể tách rời của thân vỏ, nên dù tai nạn nặng đến mấy thì chủ xe cũng chỉ lựa chọn một cách là phục hồi mà thôi.

Chiếc xe còn nguyên vẹn sẽ có các hèm cửa hay bệ bước vuốt đều nuột ở mọi điểm. Khung kính không có các kẽ hở và lên xuống kính trơn tru. Các hèm cửa hay mép gấp rìa cửa là những điểm có thể để lại “di chứng” sau khi phục hồi, bởi phần này có thể để lộ vết sơn mới hay vết khác thường do không được làm tỉ mỉ và đánh bóng cẩn thận.

  • Kiểm tra độ nguyên vẹn phần sau xe

Cũng tương tự như việc kiểm tra phần sườn xe, phần sau xe nếu bị tai nạn sẽ biến dạng ở các nắp khoang hành lý hoặc mép viền cửa sau, thanh cản sau…

Hệ thống ống xả cũng có thể là bộ phận chịu ảnh hưởng của những cú đâm mạnh từ phía sau, bị bẹp, gập cong hay trầy xước. Thông thường, ống xả bị biến dạng được phục hồi nhưng khả năng trở lại như nguyên bản là rất thấp, trừ khi có những phần bị hỏng nặng nhưng lại thay thế được như đầu ống xả hay bộ xúc tác.

Kiểm tra xe bonbanh cũ

Kiểm tra xe bonbanh cũ

  1. Kiểm tra máy và gầm

Kiểm tra máy và gầm là việc phức tạp, nên không phải ai cũng có đủ kinh nghiệm để đánh giá. Hơn nữa, với những loại xe gầm thấp như sedan thì để nhìn rõ các chi tiết trong gầm xe đã là khó, huống hồ là kiểm tra kỹ.

Hãy sử dụng một chiếc đèn pin, hoặc xe cần được để ở vị trí sáng sủa để có thể dễ dàng quan sát gầm xe cũng như khoang máy một cách sơ bộ. Việc này sẽ giúp phát hiện khả năng rò rỉ của hệ thống cung cấp nhiên liệu. Các ống tuy-ô dẫn nhiên liệu phải đảm bảo không nứt rạn hoặc ướt. Các đường dây của hệ thống điện nếu lòng thòng và không kín, kết hợp với ống nhiên liệu bị rò rỉ rất dễ gây đoản mạch và cháy xe mà chi phí sẽ rất tốn kém.

Việc kiểm tra kỹ dưới gầm khoang máy sẽ giúp phát hiện xem các cục cao su chân máy có bị choẹt hoặc vỡ hay không. Đáy các-te cũng như các vị trí ráp lốc máy phải đảm bảo khô ráo, không bị chảy dầu. Đối với động cơ chạy dầu, người mua cũng cần kiểm tra kỹ xem có bị chảy dầu ở bộ phận turbo tăng áp hay không.

Xem xét phần gầm xe có thể giúp phát hiện xe đã bị sập gầm hay kịch gầm hay chưa. Các thanh giằng của hệ thống treo, rô-tuyn hay thước lái, có thể bị cong gập nếu xe bị sập xuống hố hay vập phải đá tảng (khi đi địa hình, qua công trường…).

Ngay khi tiến hành kiểm tra bộ giằng và hệ thống treo, hãy quan sát phần giữa của trục cơ sở, kiểm tra trục các-đăng đồng tốc phía sau bánh trước. Các chụp cao su của trục láp (từ bộ vi-sai đến các bánh xe) phải tròn đều, không nứt vỡ hay rò rỉ chất bôi trơn.

  1. Chạy thử xe

Công đoạn vô cùng quan trọng khi mua một chiếc xe cũ là lái thử. Do đặc điểm địa thế hay những lý do ràng buộc của showroom mà không phải ai cũng có cơ hội để thực hiện thao tác này một cách đầy đủ. Việc lái thử phải được tiến hành cả trên đường phẳng, thẳng, đủ dài (khoảng 100 – 200m) và đường xóc.

Trước khi lái thử, thao tác mà mỗi người mua xe cũ cần chú ý là ngồi vào vị trí lái một cách thoải mái, đặt nhẹ tay lên vô lăng rồi vặn chìa khoá khởi động. Nếu chassis, mà cụ thể là khung đỡ máy đã từng bị biến dạng, vênh váo mà không được phục hồi tốt có thể gây nên tình trạng máy bị ghì cứng. Một vài đệm cao su đỡ chân máy sẽ bị ép hoặc kẹt, mất biên độ dao động và không còn tác dụng triệt tiêu độ rung của động cơ khi khởi động. Hậu quả là độ rung của động cơ sẽ dội thẳng lên hệ thống điều khiển và lên các bàn đạp mà người điều khiển xe có thể cảm nhận rõ, thậm chí gây tê mỏi cánh tay nếu điều khiển trên hành trình dài.

Việc lái thử trên đường thẳng sẽ cho biết hệ thống chassis của xe có còn cân chuẩn hay không. Chassis của xe bị tai nạn nặng có thể gây nên tình trạng nhao lái, nghĩa là xe không đi thẳng mà có xu hướng lạng sang trái hay sang phải khi buông hẳn vô-lăng. Còn việc lái thử trên đường ghồ ghề, qua các ổ gà hay đường gợn sóng sẽ khiến chiếc xe bộc lộ các khuyết điểm ở hệ thống treo và khung, biểu hiện qua những tiếng kêu lạ.

Quá trình lái thử còn bộc lộ rất nhiều điều khác liên quan đến chiếc xe, như kiểm tra hệ thống phanh, hoạt động của hệ thống chân ga, điều khiển, hệ thống cung cấp dầu, hệ thống điện…

Chăm sóc cabin ôtô thế nào cho đúng

Chăm sóc cabin ôtô thế nào cho đúng cho thấy rằng, những người sử dụng ôtô thường quan tâm tới các công việc bảo dưỡng định kỳ cho động cơ hơn là cho sức khỏe của chính bản thân mình thông qua việc vệ sinh/thay thế lọc gió ca-bin.

Chăm sóc cabin ôtô thế nào cho đúng

Chăm sóc cabin ôtô thế nào cho đúng

Chức năng chính của lọc gió ca-bin (lọc gió điều hòa) là lọc bụi bẩn trong không khí ngoài môi trường trước khi được hút vào trong xe. Ngoài ra, lọc gió cabin còn có thêm chức năng lọc một số khí ô nhiễm, nhiều loại lọc gió cao cấp còn có khả năng khử mùi, lọc một số tạp chất có trong không khí,…

Khi lọc gió bị bẩn sẽ làm giảm lưu lượng gió được hút vào xe ở chế độ điều hòa lấy gió ngoài khiến xe mát chậm dù vặn quạt gió lớn nhất, núm điều chỉnh ở vị trí xanh nhất.

Qua thời gian, lọc gió ca-bin bị ẩm, bụi bẩn tích tụ dần, đây là nơi vi khuẩn hoạt động mạnh sinh ra nhiều khí độc hại. Khi hệ thống điều hòa hoạt động, không khí được hút qua lọc và cuốn luôn cả những nấm mốc, vi khuẩn có trên lọc gây nên mùi hôi khó chịu. Nhiều nghiên cứu và kiểm nghiệm thực tế trên thế giới cho thấy, khi lọc gió quá bẩn hoặc không được vệ sinh hay thay định kỳ thì mức độ ô nhiễm trong xe lớn hơn gấp nhiều lần so với không khí ngoài môi trường.

Ngoài ra, khi lọc đã sử dụng lâu ngày, chất lượng không khí được lọc sạch giảm dần khiến bụi bẩn đi vào trong nhiều hơn và bám lên giàn lạnh. Lâu ngày, lượng bụi bẩn tích tụ nhiều khiến không khí khó tiếp xúc với các thanh nhôm của giàn lạnh dẫn tới không khí không được làm lạnh tối đa, hệ thống điều hòa phải để ở mức thấp hoặc design web Reno phải hoạt động hầu như liên tục gây tốn nhiên liệu.

Đối với nhiều lái xe, thói quen vệ sinh và thay lọc định kỳ là một điều rất “xa xỉ”, trong khi nó lại có tác động lớn tới sức khỏe người ngồi trong xe

Khi nào cần thay lọc gió ca-bin?

Việc thay lọc gió ca-bin khá đơn giản như thay lọc gió động cơ, bất cứ chủ xe nào cũng có thể làm việc này. Thông thường các nhà sản xuất thường bố trí lọc gió ca-bin nằm phía dưới hộp đựng đồ phụ bên trong ca-bin hoặc dưới nắp ca-pô của xe.

Thời điểm thay lọc gió ca-bin phụ thuộc vào từng dòng xe, từng hãng sản xuất căn cứ vào thời gian sử dụng hoặc số ki-lô-mét đi được tính từ lần thay mới gần nhất (tùy thuộc vào yếu tố nào tới trước) và đặc biệt quan trọng là căn cứ vào môi trường sử dụng. Nhiều chủ xe không thay lọc gió ca-bin khi đã quá thời gian khuyến cáo vì cho rằng xe chưa đạt tới số ki-lô-mét hạn định là hoàn toàn sai lầm.

Đặc biệt, người sử dụng nên thay lọc gió ca-bin theo số liệu khuyến cáo có trong sách hướng dẫn sử dụng xe hoặc theo nhà sản xuất lọc gió. Nên thay đổi quan niệm chỉ thay lọc gió ca-bin khi nó đã quá bẩn bằng việc thay thế định kỳ để đảm bảo sức khỏe của người sử dụng và hiệu quả của hệ thống điều hòa trên xe. Nên thay lọc gió ca-bin vào thời điểm bắt đầu vào hè và thay sớm hơn khuyến cáo nếu xe thường xuyên hoạt động trong môi người nhiều khói bụi.

Khi thay cực lưu ý:

  • Không nên lấy gió ngoài khi xe chạy trên đường có nhiều bụi.
  • Không chỉ định kỳ vệ sinh lọc gió mà còn vệ sinh cả hộp lọc gió.
  • Khi bảo dưỡng định kỳ cho xe, bạn nên chắc chắn rằng các kỹ thuật viên sẽ vệ sinh lọc gió ca-bin một cách cẩn thận.
  • Nên thay lọc gió cabin định kỳ thay vì việc xác định bằng mắt thường.

>> Xem thêm:

Mua xe ôtô cũ: Chọn bonbanh nào giá rẻ mà chất lượng?

Kinh nghiệm xương máu mua ôtô cũ: đừng ham bonbanh rẻ!

Thị trường ôtô cũ: xe bonbanh nào dưới 200 triệu nên mua?

Mua bonbanh lần đầu: Chọn ôtô cũ hay mới

 

You can share this post!