news-details
Ôtô cũ

Thị trường ôtô cũ: xe bonbanh nào dưới 200 triệu nên mua?

Thị trường ôtô cũ: xe bonbanh nào dưới 200 triệu nên mua?

Thị trường ôtô cũ: xe bonbanh nào dưới 200 triệu nên mua?

5 lựa chọn ôtô cũ đáng mua giá chỉ từ 200 triệu đồng

Nếu bạn không có đủ tiền để sở hữu một chiếc xe mới thì xe đã qua sử dụng nhưng có chất lượng ổn định cũng là một lựa chọn đáng để quan tâm. Với số tiền chỉ từ 200 triệu bạn đã có thể hiện thực hóa giấc mơ sở hữu một chiếc xe hơi.

  1. Chevrolet Spark 2014

Thiết kế nhỏ gọn, nên Chevrolet Spark 2014 rất thích hợp cho việc di chuyển trong thành phố. Dưới nắp ca-pô của xe là khối động cơ 1.0L DOHC MFI cho công suất tối đa 67 mã lực, mô-men xoắn cực đại 89 Nm. Sức mạnh động cơ được truyền xuống bánh xe thông qua hộp số 4 cấp. Trong điều kiện tiêu chuẩn, Chevrolet Spark 2014 chỉ tiêu hao 5,1 lít/100 km.

  1. Hyundai Grand i10

Xuất hiện tại thị trường Việt Nam kể từ năm 2013, cho tới nay Hyundai Grand i10 đã nhận được rất nhiều tình cảm từ phía người dùng. Hyundai Grand i10 mang đến cho người dùng 4 tùy chọn về phiên bản trong đó có 3 dòng trang bị động cơ 1.0L (cả phiên bản taxi) và model cao cấp nhất sở hữu động cơ 1.25L.

Đối với phiên bản động cơ 1.0L xe cho công suất tối đa 66 mã lực, mô-men xoắn cực đại 91,2 Nm. Và phiên bản động cơ 1.2L cho công suất 87 mã lực, mô-men xoắn cực đại 119,7 Nm. Trang bị đi kèm là hộp số sàn 5 cấp hoặc số tự động 4 cấp.

  1. Kia Morning 2013

Là dòng xe giá rẻ với kích thước nhỏ gọn, nên Kia Morning luôn là lựa chọn hàng đầu cho các gia đình nhỏ, ít người. Trang bị trên Kia Morning 2013 là khối động cơ Kappa dung tích 1.0L 3 xy-lanh và 1.2 4 xy-lanh, công nghệ van biến thiên Dual CVVT. Sức mạnh động cơ được truyền xuống bốn bánh thông qua hộp số sàn 5 cấp hoặc số tự động 4 cấp. Phiên bản 1.0L cho công suất 81 mã lực, mô-men xoắn cực đại 94 Nm. Phiên bản 1.2L cho công suất 84 mã lực, mô-men xoắn cực đại 121 Nm.

Kia Morning 2013

Kia Morning 2013

  1. Hyundai Avante 2010 – 2011

Lần đầu tiên Hyundai Avante được giới thiệu tới khách hàng tại Việt Nam vào năm 2010. Đây là dòng xe được lắp ráp trực tiếp trong nước với linh kiện nhập khẩu từ Hàn Quốc nên giá thành của Hyundai Avante cũng khá “mềm”. Hyundai Avante mang đến cho khách hàng Việt 3 tùy chọn về phiên bản 1.6L MT, 1.6L AT và 2.0L AT.

Cả hai phiên bản 1.6L MT và 1.6L AT của Hyundai Avante đều sử dụng động cơ xăng Gamma 1.6L sản sinh công suất tối đa 121 mã lực, mô-men xoắn cực đại 156 Nm. Phiên bản cao cấp nhất là 2.0L, động cơ Beta 2.0 cho công suất 143 mã lực, mô-men xoắn cực đại 186 Nm, cùng với hộp số tự động 4 cấp.

  1. Chevrolet Cruze

Một lựa chọn khác trong phân khúc xe cỡ nhỏ giá rẻ đáng để người dùng quan tâm là Chevrolet Cruze. Mẫu xe này cũng được lắp ráp trực tiếp trong nước với 3 tùy chọn về phiên bản là LS, LT và LTZ. Trong đó, Chevrolet Cruze LS sử dụng động cơ Ecotec II, dung tích 1.6L sản sinh công suất 107 mã lực, mô-men xoắn cực đại 150 Nm. Cả hai phiên bản Chevrolet Cruze LT và LTZ đều sử dụng động cơ Ecotec III dung tích 1.8L, sản sinh công suất 139 mã lực, mô-men xoắn cực đại 176 Nm.

Trang bị đi kèm trên Chevrolet Cruze LTZ là hộp số tự động 6 cấp, hai phiên bản còn lại sử dụng hộp số sàn 5 cấp. Trong điều kiện di chuyển hỗn hợp, Chevrolet Cruze tiêu hao 9.0L/100km.

>> Xem thêm: Mua xe Bonbanh Ford Fiesta: quá nhiều ưu điểm

Những thủ tục khi mua xe bonbanh cũ

Những thủ tục khi mua xe bonbanh cũ

Những thủ tục khi mua xe bonbanh cũ

Nếu bạn mua ôtô mới hoặc ôtô cũ

Từ các đại lý ôtô hoặc các nơi bán ôtô chuyên nghiệp bạn nên thương thảo để họ thực hiện trọn gói việc sang tên, đổi chủ, đổi sổ lưu hành cho bạn. Như vậy bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức bởi vì người bán là những người chuyên nghiệp về ôtô, họ rất biết phải làm thế nào cho nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên chúng tôi khuyên bạn nên đọc phần dưới đây để có thể biết được qui trình của việc mua – bán ôtô, đặc biệt là ôtô cũ, qua đó bạn có thể tự mình sang tên đổi chủ cho ôtô bạn mua hoặc đơn giản cũng hiểu thêm các qui định của pháp luật về việc này.

Nếu bạn mua ôtô của người sử dụng bình thường thì nên theo các bước sau:

  1. Làm Hợp đồng mua bán ôtô

Sau khi hai bên mua – bán đã xem kỹ tình trạng xe, giấy tờ xe, kiểm tra đối tác.... và hai bên đã thống nhất được giá mua bán và các điều kiện mua bán khác, trình tự mua bán sẽ như sau:

Làm hợp đồng mua bán ôtô phải thực hiện ngay tại Phòng công chứng Nhà nước, có chứng thực của Công chứng viên hoặc bạn có luật sư giúp bạn. Tuy nhiên ở Việt Nam việc này khó thực hiện được.

Thông thường bên mua thanh toán ngay 80% số tiền mua xe (hoặc có thoả thuận khác) và sẽ được mang ngay ôtô đó về. Người bán vẫn giữ lại toàn bộ giấy tờ xe. Ngay khi đó hai bên làm Hợp đồng (viết tay) có nội dung tương tự như Hợp đồng mua bán ôtô theo mẫu của các Phòng công chứng Nhà nước. Nếu bạn chưa có mẫu hợp đồng này có thể tìm bài Mẫu hợp đồng mua bán ôtô ở ngay trong mục Tư vấn này. Trong hợp đồng này cần phải ghi rõ:

Bên bán đồng ý bán và bên mua đồng ý mua.

Bên mua đã thanh toán trước số tiền là : ................ Số tiền còn lại là : .............

Bên mua sẽ thanh toán cho bên bán sau khi có hợp đồng mua bán có công chứng.

Bên bán sẽ giao giấy tờ xe ngay khi bên mua thanh toán đủ tiền theo hợp đồng.

Tiếp theo bên bán hoặc bên mua sẽ đi làm thủ tục mua bán có công chứng (thường là người bán, do thương thảo, chỉ cần 1 người đi) tại bất kỳ phòng công chứng Nhà nước nào. Cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Đăng ký ôtô (bản phôtô)
  • Sổ đăng kiểm ôtô (bản phôtô)
  • Bảo hiểm ôtô (nếu có, phôtô)
  • CMND của cả hai vợ chồng bên bán (phôtô)
  • CMND của cả hai vợ chồng bên mua (phôtô)
  • Đăng ký kết hôn của hai vợ chồng bên bán (phôtô)
  • Hợp đồng viết tay (để soạn nội dung và lấy giá tiền)

(Nếu chưa có chồng [hoặc vợ] hoặc đã ly dị chồng [hoặc vợ] phải có các giấy tờ chứng minh việc đó.)

Mang bộ hồ sơ này đến Phòng công chứng Nhà nước gặp Công chứng viên. Công chứng viên sẽ xem bộ hồ sơ này, soạn thảo hợp đồng và hẹn ngày giờ mời cả hai vợ chồng bên bán và hai vợ chồng bên mua (có trường hợp bên mua chỉ cần 1 người) cùng nhau đến Phòng công chứng gặp Công chứng viên. Tại đây, Công chứng viên sẽ đọc lại hợp đồng mua bán cho cả hai bên cùng nghe, mỗi bên từng người một đọc kỹ lại hợp đồng và ký vào hợp đồng trước mặt Công chứng viên. Công chứng viên ký xác nhận việc mua bán của hai bên, sau đó đóng dấu của Phòng công chứng. Phí công chứng khoảng 160.000 VNĐ (một tỷăm sáu mươi nghìn đồng).

Lúc này người bán đã có thể bàn giao toàn bộ giấy tờ xe và Hợp đồng mua bán ôtô có công chứng cho người mua và người mua thanh toán nốt số tiền còn lại theo hợp đồng cho người bán.

Nếu bạn mua xe từ một Công ty nào đó thì hai bên làm hợp đồng mua bán tương tự như mẫu đã nói ở trên và có ký tên đóng dấu của bên bán, sau đó bên bán xuất hoá đơn GTGT cho bên mua. Hợp đồng mua bán này không phải công chứng Nhà nước, bộ hợp đồng và hoá đơn GTGT này là bộ hồ sơ hợp lệ để sang tên đổi chủ.

Tuy nhiên người bán và người mua còn phải gặp nhau một lần nữa. Mời bạn đọc tiếp phần sau đây.

  1. Nộp Thuế trước bạ

Người mua mang toàn bộ giấy tờ xe và Hợp đồng mua bán ôtô có công chứng đến Chi cục Thuế quận (huyện) nơi mình ở để nộp Thuế trước bạ (với xe du lịch thông thường là 2%). Lưu ý rằng số tiền ghi trên HĐMB chỉ để cán bộ thuế tham khảo. Cán bộ thuế căn cứ vào barem có sẵn để tính số tiền thuế của bạn.

  1. Đăng ký ôtô

Sau khi có hoá đơn thuế trước bạ, người mua ôtô sẽ mang bộ hồ sơ này đến cơ quan công an đăng ký xe ôtô (có qui định địa điểm đăng ký tuỳ vào địa phương bạn)

Ở đây có một lưu ý: Nếu bạn mua xe không cùng tỉnh/thànhphố bạn đang có hộ khẩu thường trú thì bạn phải yêu cầu người bán rút hồ sơ xe (hồ sơ gốc) tại cơ quan công an tỉnh/thành phố nơi ôtô đó đang đăng ký. Điều này là bắt buộc nếu không bạn không đăng ký sang tên bạn được. Đây gọi là thủ tục chuyển vùng.

Tại cơ quan công an bạn được phát Tờ khai đăng ký ôtô. (Lưu ý rằng bạn phải cần chữ ký của người bán vào Tờ khai đăng ký ôtô, nên bạn phải thương thảo trước với người bán về việc này, nếu cần phải giữ lại một số tiền.)

Bạn phải cà số khung, số máy để dán vào tờ khai (thông thường có dịch vụ này, tuỳ theo độ dễ, khó mà giá tiền từ vài chục đến một hai trăm ngàn đồng)

Sau khi tiếp nhận hồ sơ của bạn, nếu cùng tỉnh/thành phố, ôtô của bạn sẽ giữ nguyên biển số và cơ quan công an sẽ hẹn bạn ngày tới lấy đăng ký xe mới (khoảng 10 ngày). Nếu ôtô của bạn thuộc dạng chuyển vùng, xe của bạn được cấp ngay biển số mới và cũng được hẹn ngày tới lấy đăng ký xe.

  1. Khám lưu hành, đổi sổ lưu hành

Sau 10 ngày bạn sẽ có đăng ký ôtô trên mang tên bạn. Lúc này nếu bạn và người bán có hộ khẩu thường trú tại cùng tỉnh hoặc thành phố (xe của bạn vẫn giữ nguyên biển số) thì bạn có thể sử dụng xe đến hết thời hạn lưu hành ghi trên sổ đăng kiểm và tem kiểm định, khi gần hết hạn đi đăng kiểm. Nếu xe của bạn phải chuyển vùng (đổi biển số) thì bạn nên đến trạm đăng kiểm đổi sổ lưu hành và khám lưu hành xe ngay mặc dù bạn có thể đi đến hết thời gian đăng kiểm còn lại.

Nên lưu ý rằng nếu bạn mua ôtô không cùng tỉnh/thành phố nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú thì bạn phải yêu cầu người bán đến trạm đăng kiểm gốc (trạm đăng kiểm đã cấp sổ đăng kiểm cho ôtô này) để rút hồ sơ cho bạn. Nếu không làm điều này bạn sẽ không đăng kiểm được xe của bạn, khi đó bạn sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc.

Tại cơ quan đăng kiểm bạn sẽ được yêu cầu mua Bảo hiểm Tai Nạn Dân Sự nếu xe của bạn chưa mua hoặc hết hạn.

Xe của bạn phải khám lưu hành để có lưu hành mới, đồng thời sổ lưu hành của bạn cũng được đổi sang biển số xe mới của bạn (nếu xe bạn đổi biển số) và tên của bạn. Chí phí khám xe đăng kiểm khoảng 140.000đ/lần (một trăm bốn mươi nghìn cho một lần).

Đến đây đã có thể chúc mừng bạn, chiếc ôtô bây giờ đã chính thức là của bạn, bạn có toàn quyền sử dụng, mua bán, thế chấp....Bạn vẫn còn có những khó khăn hoặc có các câu hỏi khác, hãy liên lạc ngay với chúng tôi để được trợ giúp.

Mua bonbanh cũ

Mua bonbanh cũ

Thủ tục nhập khẩu và đăng ký lưu hành ôtô cũ

Thông tư liên tịch hướng dẫn việc nhập khẩu ôtô các loại đã qua sử dụng, ra ngày 31/3/2006, quy định:

Ngoài các hồ sơ hải quan theo quy định, người nhập khẩu phải nộp cho cơ quan hải quan một bản chính và một bản sao của một trong các loại giấy tờ sau:

  • Giấy chứng nhận đăng ký;
  • Giấy chứng nhận lưu hành;
  • Giấy hủy Giấy chứng nhận đăng ký hoặc Giấy hủy Giấy chứng nhận lưu hành.
  • Giấy chứng nhận quy địnhnêu trên do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi ôtô được đăng ký lưu hành cấp.

Ôtô các loại đã qua sử dụng chỉ được thông quan tại 4 cửa khẩu cảng biển sau: Cái Lân (Quảng Ninh), Hải Phòng, Đà Nẵng và TP HCM. Không chuyển cửa khẩu khi làm thủ tục nhập khẩu.

Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày kiểm tra thực tế hàng hóa của cơ quan hải quan, người nhập khẩu phải nộp bộ hồ sơ xin đăng kiểm và thông báo địa điểm để cơ quan đăng kiểm thực hiện kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

 Chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ xin đăng kiểm hợp lệ, cơ quan đăng kiểm phải thông báo kết quả đăng kiểm cho người nhập khẩu.

Cơ quan hải quan giải phóng, thông quan hàng hóa khi có thông báo kết quả kiểm tra chất lượng của cơ quan đăng kiểm xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu theo quy định. Trường hợp quá 33 ngày, kể từ ngày kiểm tra thực tế hàng hóa mà người nhập khẩu không xuất trình được kết quả kiểm tra chất lượng hoặc kết quả kiểm tra chất lượng không đủ điều kiện nhập khẩu, cơ qua hải quan yêu cầu người nhập khẩu phải tái xuất lô hàng không đạt tiêu chuẩn đó.

Trường hợp cơ quan kiểm tra chất lượng có nghi vấn về số khung và/hoặc số động cơ của chiếc xe nhập khẩu thì cơ quan kiểm tra sẽ trưng cầu giám định tại cơ quan công an. Khi đó, cơ quan đăng kiểm thông báo bằng văn bản cho cơ quan hải quan và người nhập khẩu biết.

Cơ quan cảnh sát giao thông thực hiện kiểm tra hồ sơ của ôtô nhập khẩu trước khi làm thủ tục đăng ký. Trường hợp phát hiện xe không đủ điều kiện nhập khẩu thì không làm thủ tục đăng ký và thông báo bằng văn bản cho cơ quan hải quan biết, xử lý theo quy định.

Động cơ ôtô hoạt động thế nào?

Bạn đã bao giờ mở nắp ca-pô chiếc động cơ ôtô  hoạt động như thế nào và tự hỏi cái gì xảy ra trong động cơ của nó chưa? Có thể bạn không hiếu kỳ và không muốn biết tường tận điều đó. Thế nhưng khi mua một chiếc xe mới chắc chắn bạn cũng cần phải biết 3.0 V6 hay 2.4 G… nghĩa là gì? “Dual overhead cams” hay “tuned port fuel injection” là thế nào?… Để trả lời cho các câu hỏi trên, chúng ta hãy tìm hiểu về động cơ của ôtô.

Động cơ ôtô hoạt động thế nào?

Động cơ ôtô hoạt động thế nào?

Mục đích của động cơ ôtô (thường sử dụng nhiên liệu xăng hoặc dầu diesel – tạm gọi là động cơ) là chuyển đổi năng lượng sinh ra từ quá trình đốt cháy xăng, dầu thành năng lượng cơ học để chiếc xe của bạn có thể chuyển động được. Do quá trình cháy diễn ra bên trong xilanh nên động cơ này được gọi là động cơ đốt trong.

Trên thực tế, có cả loại động cơ đốt ngoài. Ví dụ như động cơ hơi nước sử dụng trên xe lửa cổ điển là loại động cơ đốt ngoài. Loại nhiên liệu như than, gỗ, dầu… được sử dụng trên động cơ hơi nước để tạo ra nhiệt năng đun nước sôi thành hơi nước và chính hơi nước này lại tạo nên chuyển động bên trong động cơ. Hiệu suất của động cơ đốt trong cao hơn động cơ đốt ngoài (tức là cùng quãng đường như nhau, động cơ đốt trong tốn ít nhiên liệu hơn động cơ đốt ngoài), thêm nữa động cơ đốt trong có kích thước nhỏ hơn nhiều so với động cơ đốt ngoài tương đương. Đó là lý do tại sao ôtô lại sử dụng động cơ đốt trong.

Hầu hết các xe ôtô hiện nay sử dụng động cơ đốt trong loại piston chuyển động tịnh tiến do có các ưu điểm:

  • Hiệu suất khá cao (so với động cơ đốt ngoài)
  • Chi phí sử dụng vừa phải (so với động cơ tuabin khí)
  • Dễ dàng tiếp nhiên liệu duy trì hành trình (so với động cơ điện)
  • Những ưu điểm này làm cho động cơ đốt trong là công nghệ hầu như là duy nhất hơn 100 năm qua.

Để rõ hơn về nguyên lý hoạt động, chúng ta hãy tìm hiểu những điều cơ bản nhất về động cơ đốt trong.

Nguyên lý hoạt động của động cơ đốt trong

Trước hết, một ví dụ đơn giản nhất về động cơ đốt trong chính là khẩu súng đại bác. Khẩu súng là một ống hình trụ được bịt kín một đầu. Người ta nhồi thuốc súng vào lòng nòng súng sau đó cho một viên đạn (hình dạng hình trụ có đầu nhọn) để bịt kín hoàn toàn khối thuốc súng. Khi bắn, người ta châm lửa đốt cho khối thuốc súng cháy. Lượng khí sinh ra tức thời rất lớn làm áp suất trong nòng súng tăng mạnh đẩy viên đạn bắn ra khỏi nòng súng. Động cơ của các xe ôtô chính là một cơ cấu cơ khí tận dụng được năng lượng đó và chuyển hoá thành chuyển động quay cho trục khuỷu của động cơ.

Hầu hết các xe ôtô hiện nay đang sử dụng loại động cơ 4 kỳ (do Nicolaus Otto phát minh năm 1867). Chúng gồm có:

  • Kỳ hút (nạp)
  • Kỳ nén
  • Kỳ cháy (nổ)
  • Kỳ xả

Chúng ta có thể nhìn thấy chi tiết đang chuyển động lên xuống trong động cơ, đó là piston. Piston được nối với trục khuỷu nhờ thanh truyền. Toàn bộ quá trình của 4 kỳ có thể miêu tả như sau:

  1. Nguyên lý hoạt động của động cơ 4 kỳ

Vị trí xuất phát đầu tiên của piston là ở trên đỉnh, lúc này van (xuppap) nạp mở ra và piston chuyển động xuống dưới để lượng hỗn hợp không khí và các hạt xăng nhỏ (gọi tắt là hỗn hợp khí) nạp đầy vào trong xi lanh (phần 1-màu vàng).

Khi piston chuyển động lên trên để nén khối không khí đã hoà trộn các hạt xăng nhỏ li ti. Việc nén không khí lại sẽ làm cho hiệu quả của việc đốt cháy không khí tăng thêm nhiều (phần 2-màu tím).

Khi piston chạm tới đỉnh (điểm chết trên) của hành trình đi lên, nến điện phát tia lửa đốt cháy xăng hoà trộn trong không khí. Lúc này hơi xăng cháy tức thời đã tạo nên sự nổ ở trong xilanh đẩy piston đi xuống (phần 3-màu đỏ).

Khi piston đã ở điểm dưới cùng (điểm chết dưới), van (xuppap) xả mở ra và khi piston đi lên sẽ đẩy toàn bộ lượng khí trong xi lanh ra ngoài qua ống xả (phần 4-màu xanh).

Bây giờ, động cơ lại sẵn sàng cho chu trình tiếp theo và nó lại tiếp tục nạp hỗn hợp khí và hơi xăng. Lưu ý rằng, chuyển động của động cơ là chuyển động quay của trục khuỷu, còn chuyển động của piston lại là chuyển động tịnh tiến. Để chuyển đổi chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động quay cần nhờ đến trục khuỷu. Bây giờ chúng ta cùng xem xét sự ghép nối và phối hợp làm việc của các bộ phận trong động cơ như thế nào?

Phần cốt lõi của động cơ là xilanh và piston chuyển động lên xuống trong đó. Động cơ mô tả trên đây là loại động cơ một xilanh. Thế nhưng đa số động cơ ôtô hiện nay không chỉ có một xilanh mà có tới 4, 6 hoặc 8 xilanh, 12 hay 16. Đối với động cơ nhiều xilanh, các xilanh được sắp xếp thành một trong những cách sau: thành một hàng dọc (xilanh xếp thẳng hàng), thành hình chữ V (xilanh xếp hình chữ V) , hai xilanh xếp đối nhau nằm ngang (xilanh xếp đối đỉnh) hoặc hình sao (động cơ máy bay).

Mỗi cách sắp xếp có những ưu, nhược điểm riêng về độ êm dịu khi hoạt động, giá thành sản xuất, hình dạng kết cấu. Những ưu, nhược điểm của từng loại sẽ làm cho chúng phù hợp với từng loại phương tiện giao thông. Ví dụ: động cơ chữ V hoặc 1 hàng dọc và ít xilanh thường sử dụng cho ôtô, động cơ 1 hàng dọc và nhiều xi lanh thường được dùng cho tàu thuỷ còn động cơ hình sao thì thường dùng trên máy bay,.. .

  1. Các thuật ngữ thường dùng trong động cơ

Đầu tiên là “dung tích xi lanh”. Buồng cháy là khoảng không gian mà kỳ nén và kỳ xả xảy ra. Khi piston chuyển động lên và xuống, bạn có thể thấy kích cỡ của buồng cháy thay đổi. Nó có thể là thể tích lớn nhất hoặc nhỏ nhất. Hiệu số giữa thể tích lớn nhất và thể tích nhỏ nhất được gọi là dung tích xi lanh và được đo bằng lít hoặc cc (cubic Centimeter – 1000 cc bằng 1 lít).

Dưới đây là một số ví dụ:

  • Một cưa máy cần có một động cơ khoảng 40 cc
  • Một xe môtô cần động cơ khoảng 500 cc hoặc 750 cc
  • Một xe ôtô thể thao cần động cơ lớn hơn nữa, khoảng 5 lít.
  • Đa số xe ôtô bình thường cần động cơ từ 1.5 lít (1500 cc) đến 4.0 lít (4000 cc)

Nếu bạn có một động cơ 4 xilanh và mỗi xilanh có dung tích khoảng nửa lít thì động cơ của bạn có dung tích 2.0 lít. Nếu mỗi xilanh là nửa lít nhưng động cơ có 6 xilanh xếp thành hình chữ V thì động cơ của bạn có dung tích 3.0 lít và người ta thường ký hiệu là động cơ 3.0 V6. Thông thường dung tích xilanh cho bạn biết về công suất của động cơ. Một xilanh dung tích 0.5 lít có thể chứa lượng hỗn hợp khí gấp đôi một xilanh dung tích 0.25 lít. Vì vậy động cơ 2.0 lít có thể chỉ cho công suất bằng một nửa động cơ 4.0 lít. Có thể tăng dung tích xilanh bằng cách tăng số lượng xilanh của động cơ hoặc tăng thể tích buồng cháy của từng xilanh.

Chắc hẳn bạn đã nhìn thấy động cơ xe của bạn có rất nhiều hệ thống phụ giúp cho nó hoạt động. Hầu hết các hệ thống phụ trợ được thiết kế với những công nghệ khác nhau. Hệ thống phụ càng hiện đại thì hiệu suất của động cơ càng cao và ngược lại. Sau đây chúng ta cùng xem xét một số hệ thống phụ được lắp đặt trên động cơ hiện đại.

  • Bugi

Nến điện dùng để cung cấp tia lửa đốt cháy hỗn hợp khí tạo nên sự cháy trong động cơ. Nến điện cần phải đánh lửa đúng thời điểm để hiệu suất của kỳ nổ đạt cao nhất.

  • Xu-páp (van xả, hút)

Các xu-páp hút và xả cần phải được mở ra đúng thời điểm để lượng không khí nạp vào xilanh nhiều nhất và thải sạch lượng khí cháy trong xilanh ra đường xả. Chú ý rằng, các xu-páp nạp và thải đều đóng ở kỳ nén và nổ để buồng cháy được bịt kín.

  • Piston

Piston có dạng hình trụ được chế tạo bằng kim loại và chuyển động lên xuống trong xi-lanh.

  • Xéc-măng

Xéc-măng có nhiệm vụ làm kín phần khe hở giữa piston và xilanh. Xéc-măng đáp ứng hai mục đích: Chống được sự lọt khí trong quá trình nén và nổ (loại xéc-măng này còn được gọi là xéc măng hơi); Ngăn chặn không cho dầu bôi trơn lọt lên buồng cháy vì nếu dầu lọt lên buồng cháy thì sẽ bị đốt và do vậy lượng tiêu hao dầu bôi trơn sẽ rất lớn đồng thởi làm giảm hiệu suất cháy (loại này được gọi là xéc-măng dầu).

Đối với đa số các xe cũ, tiêu thụ dầu nhờn tăng lên vì xéc-măng dầu bị mòn nên dầu nhờn bị lọt lên buồng cháy và cháy lẫn với hoà khí.

  • Thanh truyền (tay biên)

Thanh truyền dùng để nối piston với trục khuỷu của động cơ. Chúng chuyển động vừa quay vừa tịnh tiến để chuyển đổi chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động quay của trục khuỷu

  • Trục khuỷu (trục cơ)

Trục khuỷu dùng để biến đổi chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động quay giống như trục ở bộ bánh vít – trục vít.

  • Hộp trục khuỷu (các te)

Hộp trục khuỷu bao quanh trục khuỷu và dùng để chứa dầu bôi trơn.

  • Hệ thống phân phối khí (hệ thống nạp, thải)

Hệ thống phân phối khí gồm các xu-páp và một hệ cơ khí điều khiển chúng đóng mở đúng thời điểm. Hệ thống đóng, mở được gọi là trục cam. Trục cam có các vấu cam đẩy các xu-páp lên và xuống.

  • Chi tiết (trục cam, vòi phun… ) trong cơ cấu phối khí

Đa số các động cơ hiện đại sử dụng trục cam đặt trên nắp máy, tức là trục cam được đặt trên các xu-páp, như bạn nhìn thấy ở hình 5. Các vấu cam trên trục cam tác động trực tiếp lên các xu-páp hoặc thông qua một vật liên kết ngắn. Các động cơ cổ điển sử dụng loại trục cam đặt phía dưới gần trục khuỷu. Các thanh nối (còn gọi là đũa đẩy) sẽ truyền lực nâng của vấu cam đến các xu-páp qua các đòn bẩy (còn gọi là “dàn cò”).

Việc dẫn động trục cam quay nhờ dây đai, dây xích hoặc bánh răng truyền chuyển động của trục khuỷu đến để việc đóng mở các xu-páp đồng bộ với chuyển động của piston. Đối với động cơ bốn kỳ, khi trục khuỷu quay được hai vòng thì trục cam mới quay được một vòng.

  • Xích dẫn động trục cam và bánh răng cam

Đa số các động cơ hiệu suất cao hiện nay sử dụng 4 xu-páp trên một xi lanh ( hai nạp, hai xả) và do vậy cần tới hai trục cam cho một hàng xi-lanh. Điều này dẫn đến thuật ngữ “dual overhead cams (DOHC)” tức là hai trục cam đặt trên nắp xilanh.

Hệ thống đánh lửa có tác dụng sinh ra nguồn điện cao áp và đưa đến nến điện sinh ra tia lửa đốt cháy nhiên liệu. Bạn dễ dàng tìm ngay ra hệ thống đánh lửa nhờ bộ phân phối điện (chia điện).

Bộ chia điện có một đường dây cao áp nối vào trung tâm (còn gọi là dây cao áp chính) và có 4, 6 hoặc 8 dây cao áp nối với các bugi (gọi là dây cao áp con, số dây cao áp con phụ thuộc vào số xilanh của động cơ).

Bộ chia điện sẽ phân phối cho mỗi xilanh nhận được nguồn điện cao áp một lần trong một chu trình vào đúng thời điểm thích hợp của kỳ nén để quá trình cháy hoàn hảo nhất, động cơ sẽ hoạt động hiệu quả và êm dịu nhất.

  • Hệ thống làm mát

Hệ thống làm mát trên xe hơi gồm có bộ tản nhiệt (két nước làm mát) và bơm nước cùng các ống dẫn và cảm biến nhiệt độ. Nước được luân chuyển trong động cơ và đi ra ngoài tới két mát để làm lạnh. Một số xe ôtô, trong đó có Volswagen Beetles và các xe mô tô hay máy cắt cỏ, động cơ được làm mát bằng không khí (các động cơ này rất dễ nhận ra bởi các cánh tản nhiệt bên ngoài mỗi xi lanh). Tản nhiệt không khí có ưu điểm là trọng lượng của động cơ nhẹ hơn nhưng mức độ tản nhiệt kém hơn làm mát bằng nước nên nhiệt độ động cơ nóng hơn, hiệu suất và tuổi thọ giảm đi.

  • Hệ thống nạp và hệ thống khởi động

Đa số các xe ôtô sử dụng hệ thống nạp bình thường (tức là hút khí tự nhiên nhờ độ chênh áp giữa áp suất của không khí bên ngoài và độ chân không trong xilanh). Đối với các ôtô hiện đại, để tăng hiệu suất động cơ người ta sử dụng hệ thống nạp khí Turbocharged hoặc Supercharged để tăng lượng không khí nạp vào động cơ đồng thời tăng mức độ hoà trộn không khí và nhiên liệu giúp cho áp suất nén tăng lên, quá trình cháy hoàn hảo hơn và hiệu suất cao hơn. Bộ Turbocharged sử dụng một tuabin nhỏ nhờ năng lượng của dòng khí thải làm quay máy nén khí còn bộ Supercharged lại sử dụng trực tiếp nguồn công suất của động cơ để làm quay máy nén khí.

Hệ thống khởi động gồm có một động cơ điện và một cuộn dây khởi động từ. Khi bạn bật khoá điện khởi động, động cơ điện làm quay trục khuỷu động cơ vài vòng để tạo nên quá trình nén, nổ.

Vì nguồn điện từ ắc quy của xe chỉ là 12 V trong đó công suất của động cơ điện lại phải rất lớn để thắng được những lực cản trên đây, nên dòng điện sử dụng cho động cơ điện khá cao. Để tăng độ bền cho hệ thống khởi động cần phải giảm tải cho khoá điện bằng cách sử dụng khởi động từ đóng mở dòng điện vào động cơ điện. Như vậy khi bạn bật khoá điện khởi động động cơ, bạn đã cấp điện cho khởi động từ làm việc để đóng mở nguồn điện cho máy khởi động.

  • Hệ thống bôi trơn

Hệ thống bôi trơn có tác dụng đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt của các chi tiết chuyển động của động cơ để chúng di chuyển dễ dàng hơn. Có hai cụm chi tiết chính cần bôi trơn, đó là piston và các ổ bi hoặc bạc trục khuỷu và trục cam của động cơ. Đối với đa số động cơ, dầu bôi trơn được hút từ bình chứa dầu sau đó qua bộ lọc và được nén dưới áp suất cao đến các bề mặt bạc lót và thành xilanh. Sau đó lượng dầu này lại chảy về đáy các-te để tiếp tục một chu trình tuần hoàn mới.

Hệ thống bôi trơn ôtô

Hệ thống bôi trơn ôtô

  • Hệ thống nhiên liệu

Hệ thống nhiên liệu bơm nhiên liệu từ thùng và trộn chúng với không khí để tạo điều kiện cháy tốt nhất trong lòng xilanh. Hệ thống nhiên liệu được chia thành 3 loại: Chế hoà khí, phun nhiên liệu gián tiếp và phun nhiên liệu trực tiếp.

Hệ thống chế hoà khí có tác dụng hoà trộn không khí với nhiên liệu ngay khi không khí được hút vào trong xilanh.

Trong động cơ phun xăng, một lượng nhiên liệu phù hợp nhất được phun trực tiếp vào trong xilanh của động cơ (direct fuel injection) hoặc phun vào đường ống nạp chung (port fuel injection).

  • Hệ thống xả

Hệ thống xả bao gồm đường ống xả và bộ giảm thanh. Nếu không có bộ giảm thanh thì bạn sẽ nghe thấy âm thanh của hàng ngàn tiếng nổ thoát ra từ đường ống xả. Bộ giảm thanh sẽ làm giảm âm lượng tiếng nổ của động cơ. Hệ thống xả còn có bộ lọc xúc tác nhằm lọc bớt các chất độc hại của khí thải trước khi thải chúng ra ngoài môi trường.

  • Hệ thống điều khiển chất thải

Hệ thống điều khiển chất thải ở các xe hơi hiện đại gồm có một bộ lọc xúc tác, một hệ thống cảm biến và các cơ cấu chấp hành, một máy tính để giám sát và điều chỉnh hoạt động của các bộ phận. Ví dụ, bộ lọc xúc tác sử dụng chất xúc tác và oxy để đốt cháy hết toàn bộ lượng nhiên liệu và các chất hoá học khác còn sót lại trên đường ống xả. Một cảm biến oxy đặt trong dòng chảy của khí xả sẽ báo cho máy tính điều chỉnh lượng oxy phù hợp.

  • Hệ thống điện

Hệ thống điện gồm có nguồn điện (ắc quy) và máy phát điện. Máy phát điện dẫn động bằng dây đai và sinh ra điện năng để nạp cho ắc quy. Nguồn điện 12 vôn của ắc quy sẽ cung cấp cho toàn bộ hệ thống điện như hệ thống đánh lửa, radio, đèn pha, bộ rửa kính điện, hệ thống đóng cửa điện,… nhờ hệ thống dây điện của xe.

>> Xem thêm:

Mua xe ôtô cũ: Chọn bonbanh nào giá rẻ mà chất lượng?

Chọn mua ôtô cũ: bí quyết mua bonbanh với "giá hời"

Kinh nghiệm xương máu mua ôtô cũ: đừng ham bonbanh rẻ!

Mua bonbanh lần đầu: Chọn ôtô cũ hay mới

 

You can share this post!