200 triệu mua ô tô gì ?
Câu hỏi của rất nhiều người có thu nhập trung bình muốn sở hữu chiếc ôtô phục vụ nhu cầu của mình. Theo nhiều chuyên gia, với tầm tiền 200 triệu, nếu đường ngon thì xe Matiz hoặc Spark là lựa chọn hợp lý nhất cho bạn vì:
Đánh giá nhanh xe Matiz
Daewoo Matiz xuất hiện tại thị trường Hàn Quốc đầu năm 1998 nhằm thay thế cho mẫu xe nhỏ Daewoo Tico. Chỉ vài tháng sau đó (9/1998) Vidamco chính thức đem mẫu xe này lắp ráp tại Việt Nam, và ngay lập tức Matiz đã “làm mưa làm gió” trong phân khúc thị trường xe nhỏ béo bở, cụ thể là doanh số bán hàng luôn dẫn đầu trong nhiều năm. Năm 2002, Vidamco bắt đầu đưa phiên bản Matiz mới vào Việt Nam.
Thời gian gần đây, Vidamco đưa thử phiên bản số tự động vào lắp ráp, nhưng giá và chất lượng không thể cạnh tranh được với xe nhập khẩu, bởi vậy Matiz lại quay lại với phiên bản số sàn quen thuộc.
Matiz Việt Nam được giới thiệu 3 phiên bản khác nhau: Color, SE và S. Cả 3 phiên bản đều có thiết kế giống nhau nhưng các trang bị và tiện nghi có một số đặc điểm khác nhau. Phiên bản S không được trang bị gương điện trước, trợ lực lái, khóa cửa trung tâm, còn 2 phiên bản Color và SE được trang bị đầy đủ. Cả 3 phiên bản đều chỉ được trang bị đài băng, radio AM/FM cùng 2 loa phía trước. Riêng phiên bản Matiz Color được gắn thêm logo Matiz mạ Crom phía sau. Trang bị tiêu chuẩn trên Matiz là bộ lốp 143/70 cùng la-zăng sắt 13 inch.
Cả 3 phiên bản Matiz Việt Nam đều được trang bị động cơ 3 xilanh SOHC 0,8 lít, cho công suất cực đại 52 mã lực tại tốc độ 6.000 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại đạt 65 Nm tại tốc độ 4.600 vòng /phút. Tất cả đều được trang bị hộp số sàn 5 cấp. Mức tiêu thụ nhiên liệu của Matiz chỉ trong khoảng 6 đến 7 lít/100 km.
Matiz được trang bị phanh đĩa trước và tang trống phía sau, ngoài ra Vidamco không trang bị thêm bất kỳ hệ thống an toàn nào khác.
Tên gọi Matiz được GM-Daewoo áp dụng tại thị trường Tây Âu và Châu Á, còn các thị trường khác có tên là Spark. Tại những nước đang phát triển như Việt Nam, Matiz hầu hết đã được “tối giản” tính năng nhằm có được mức giá phù hợp. Tại thị trường phát triển như Tây Âu hay thị trường nội địa (Hàn Quốc), Matiz còn có thêm phiên bản động cơ 1.0L, ngoài ra là những hệ thống và tiện nghi cao cấp hơn.
Cách kiểm tra nội thất ô tô cũ
1. Kiểm tra mùi trong xe
Khi bước lên xe, đầu tiên bạn hãy kiểm tra mùi trong xe. Nếu xe có mùi mốc hoặc mùi ẩm thì có thể xe bị nước rỉ vào. Bạn nên kiểm tra phần này thật kỹ, vì lỗi xe bị nước rỉ vào sẽ rất khó tìm và rất khó sửa chữa. Bạn hãy tháo tấm thảm để chân và kiểm tra xem có bị ẩm mốc hay hơi nước dưới bề mặt thảm hay không. Nếu nghi ngờ xe bị nước rỉ vào thì tốt nhất là bạn nên tìm mua… một chiếc xe khác.
2. Kiểm tra đệm cao su của bàn đạp
Các miếng đệm cao su của chân thắng, chân am-bra-ya và chân ga là nơi có thể cho bạn biết mức độ sử dụng của xe. Một chiếc xe có số km thấp thì các miếng đệm sẽ không thể bị quá mòn.
Các miếng đệm bị mòn nhiều mách cho bạn biết rằng xe đã chạy nhiều. Bàn đạp am-bra-ya bị mòn quá cỡ còn có thể là do người lái có thói quen hay sử dụng chân côn, mà điều đó thì đồng nghĩa với việc hộp số và ly hợp xe đã hoạt động quá nhiều.
3. Kiểm tra các trang thiết bị trong xe
Bạn hãy khởi động động cơ tại chỗ, kiểm tra xem xe có khó khởi động khi trời lạnh hoặc động cơ chạy tại chỗ có êm không. Sau đó, bạn sẽ lần lượt kiểm tra từng nút chỉnh, từng công tắc và các cần gạt trong xe.
Bạn cũng cần phải kiểm tra các cửa xe, hệ thống khóa và sự hoạt động của các cửa kính. Nếu xe có cửa trên nóc xe (sunroof), bạn hãy thử mở và đóng lại. Hãy kiểm tra các đèn bên trong xe, đèn trên trần xe, đèn đọc báo nếu có, và tất cả đèn được trang bị thêm. Nhớ thử còi xe.
4. Mở hết ga hệ thống sưởi
Kiểm tra độ nóng cũng như thời gian đạt độ nóng cần thiết. Sau đó thực hiện việc kiểm tra tương tự đối với hệ thống máy lạnh. Nếu xe được trang bị ghế có hệ thống sưởi, bạn hãy bật lên và xem hệ thống này có làm việc không.
5. Kiểm tra hệ thống âm thanh
Bạn cần kiểm tra tín hiệu radio FM và AM cũng như hoạt động của cassette. Nếu xe có lắp hệ thống CD thì bạn cũng phải thực hiện kiểm tra tương tự (đối với CD 6 đĩa, bạn nên kiểm tra hoạt động của từng đĩa một).
6. Kiểm tra ghế ngồi
Hãy kiểm tra tất cả ghế ngồi mặc dù bạn sẽ ít khi ngồi ở dãy ghế sau. Ghế người lái thường bị mòn nhiều hơn so với ghế hành khách. Đối với những xe có số km thấp, ghế ngồi không thể bị “xẹp” xuống quá, bọc ghế cúng không thể bị rách hoặc bị mòn quá nhiều.
Bạn hãy kiểm tra các nút điều chỉnh ghế ngườI lái (nếu xe có trang bị ghế chỉnh điện thì bạn cúng nên kiểm tra tất cả các nút này), và đảm bảo chúng hoạt động tốt .
7. Kiểm tra hệ thống máy lạnh
Nếu tìm mua xe ôtô cũ được sản xuất từ năm 1994 về trước, bạn hãy kiểm tra kỹ hệ thống máy lạnh vì chi phí để sửa chửa hệ thống máy lạnh ở các đời xe này thì rất cao.
Lý do là trước đây, các xe xản xuất vào đầu thập niên 90 được trang bị máy lạnh sử dụng chất R-12 có chứa CFC (chlorofluorocarbon) làm thủng tần Ozone, nhưng từ năm 1995, chất CFC đã bị cấm sử dụng tại Mỹ và nhiều nước khác.
Hiện nay, các nhà sản xuât ôtô đã chuyển sang sử dụng chất R-134a là chất làm lạnh không chứa CFC, vì thế nhu cầu sử dụng chất R12 giảm mạnh khiến giá thành để nạp lại ga cao hơn nhiều so với chất R-134a.
Một hệ thống máy lạnh hoạt động tốt là hệ thống có thể tạo độ lạnh trong vòng vài phút. Trong Khi chạy thử xe, bạn hãy bật máy lạnh, để nhiệt độ ở mức lạnh nhất và vặn quạt gió ở tốc độ trung bình.
Nếu luồng gió từ máy lạnh thổi ra mát đều, có nghĩa là máy lạnh đang hoạt động tốt. Ngược lại nếu luồng gió bị ấm, đó có thể là triệu chứng một hư hỏng nặng trong máy lạnh bạn cần phải nhờ thợ máy kiểm tra.
Khi kiểm tra hệ thống lạnh, bạn cũng nên biết một vài đặc điểm cấu tạo bên trong. Mẩu decal nằm dưới nắp capô sẽ cho bạn biết máy lạnh của xe sử dụng loại chất làm lạnh nào, và hệ thống lạnh này được trang bị thêm những gì.
Tuy nhiên, mẩu decal này không thể cho bạn biết hệ thống nguyên thủy được bảo trì như thế nào hoặc những trang bị thêm hoạt động ra sao. Vì thế để biết hệ thống máy lạnh trên xe hoạt động ra sao, cách tốt nhất là bạn nên nhờ thợ điện lạnh chuyên nghiệp kiểm tra giúp.
Các cơ sở về điện lạnh có thể sử dụng một thiết bị dò điện tử để kiểm tra và phát hiện các rò rỉ nếu có. Họ cũng giúp bạn xác định xem hệ thống lạnh trong xe có sử dụng một hỗn hợp gồm các chất làm lạnh khác nhau không.
Một hệ thống lạnh sử dụng cả hai loại khí R-12 và R-134a sẽ khiến chi phí làm sạch máy lạnh tăng cao do cần có các thiết bị chuyên biệt khi vệ sinh máy. Việc sử dụng hỗn hộp khí trong máy lạnh cũng có thể là dấu hiệu của việc hệ thống bị lạnh bị rò rỉ nhưng không được sửa chữa trước khi nạp thêm một chất khí khác.
Nếu một chiếc xe đang có hệ thống máy lạnh sử dụng khí R-12 bị hỏng cần phải thay hệ thống lạnh mới, thì bạn nên thay hệ thống mới sử dụng khí R-134a.
8. Kiểm tra khoang hành lý
Khoang hành lý phía sau cũng là nơi bạn có thể sử dụng các giác quan của mình khi kiểm tra. Bạn có thể kiểm tra để xem khoang hành lý có dấu hiệu rỉ nước vào hay không bằng cách kiểm tra xem tấm thảm lót sàn có bị ẩm ướt và có mùi mốc hay không. Bạn cũng nên tháo miếng thảm ra để xem mâm bánh sơ cua có bị rỉ sét không.
9. Hãy kiểm tra tình trạng của bánh sơ cua
Nhiều loại tải nhỏ, xe pick-up và xe việt dã (SUV) thường có bánh sơ cua được treo phía sau hoặc phía dưới khung xe nên đôi khi bạn cần cuối xuống để kiểm tra. Phải đảm bảo xe có đầy đủ dụng cụ sửa chữa theo xe như bộ đồ nghề sửa xe và con đội.
10. Kiểm tra khoang động cơ
Sau khi máy xe ngưng hoạt động vài phút là bạn có thể thực hiện hầu hết các công việc kiểm tra về tình trạng động cơ. Công việc kiểm tra đầu tiên là kiểm tra tổng quát khoang động cơ.
Nếu động cơ có bụi và bị dơ là điều bình thường, nhưng hãy kiểm tra kỹ xem xem có vết dầu ở quanh máy hay không, cọc bình acquy bị rỉ sét hoặc dây điện có bị lỏng không.
11. Kiểm tra đường dây điện
Nếu vỏ dây điện bị giòn hoặc nứt thì bạn phải kiểm tra xem dây điện tại đó có bị quá nóng không. Kiểm tra kỹ các điểm nối – tại đây các dây điện phải được nối với nhau phải bằng ống nối cao su, chứ không phải bằng băng keo điện thông thường.
12. Kiểm tra các ống dẫn và dây curoa
Hãy kiểm tra các đường ống cao su dẫn vào bộ tản nhiệt, máy lạnh và các bộ phận khác trong động cơ xe bằng cách nắm vặn và bẻ cong các đường ống này một cách tự do.
Các ống cao su phải mềm dẻo, không quá cứng, không bị nứt hoặc xốp. Kiểm tra xem dây curoa quạt và các dây curoa khác có bị sờn quá không.
13. Kiểm tra nhớt
Hãy kiểm tra tất cả các mức nhớt. Mỗi xe đều có que thăm nhớt dùng để kiểm tra mức nhớt trong xe. Nhớt máy phải có màu đen hoặc đen nâu, không quá dơ hoặc có sạn.
Nếu nhớt có màu mật ong thì xe này vừa được thay nhớt. Nếu nắp nhớt có sương (có hơi nước đọng) thì đó là dấu hiệu trong nhớt có nước. Màu của nhớt hộp số phải hơi hồng, chứ không phải màu nâu, và khi ngửi phải có mùi nhớt chứ không phải mùi khét.
Với hầu hết các loại xe, bạn chỉ nên kiểm tra nhớt của hộp số tự động khi xe đang khởi động và máy đang nóng. Với một vài loại xe, que thăm nhớt có hai mức đo nhớt hộp số khi động cơ ở chế độ nghỉ và khi máy đang hoạt động. Bạn cũng phải kiểm tra mực nhớt của tay lái trợ lực và thắng xe. Tất cả đều phải nằm trong mức cho phép.
14. Kiểm tra két nước
Không được mở nắp két nước cho đến khi động cơ nguội hoàn toàn. Để Kiểm tra chất làm mát máy, bạn phải nhìn vào bầu chứa bằng nhựa được gắn gần két nước.
Chất làm mát máy phải có màu xanh lục, không phải màu rỉ sét hoặc trắng đục. Nếu có vết nước màu xanh lục hay bột trăng trắng trên két nước hay các nơio khác trong hệ thống làm mát thì có thể két nước bị rò rỉ.
15. Kiểm tra bình ắc quy
Lau sạch nắp bình ắc quy bằng giẻ trước khi mở nút để kiểm tra mực nước trong bình. Mực nước thấp có thể chẳng cho thấy gì nhiều, nhưng cũng có thể là bình ắc quy đã làm việc quá mức. Tốt hơn hết là bạn hãy nhờ thợ máy kiểm tra.
Lái xe vào vùng ngập nước cần có những lưu ý gì
Vào mùa ngập nước đường lầy lội các phương tiện tham gia giao thông gặp rất nhiều khó khăn. Di chuyển trên vùng nước ngập chắc hẳn gây không ít khó khăn cho các phương tiện và làm nguy hại đến chúng.
Các chuyên gia kỹ thuật khuyến cáo, việc xử lý những chiếc xe ngập nước thông thường không mất nhiều thời gian, chủ yếu là thay dầu máy, dầu hộp số, kiểm tra lọc gió (thay nếu cần), tra dầu mỡ, vệ sinh nội ngoại thất. Với những chiếc xe bị ngập sâu, nước bẩn vào động cơ thì việc vệ sinh sẽ mất thời gian và tốn công sức hơn. Dưới đây là một số cách phòng tránh hoặc xử lý với ôtô.
1. Trước khi qua chỗ ngập
Nếu bắt buộc phải đi qua, trước hết phải xác định được mực nước (độ sâu) tại chỗ ngập. Theo tiêu chuẩn, độ sâu an toàn không vượt qua tâm (trục) bánh xe. Quan sát các xe khác đang đi qua chỗ ngập xem độ sâu có an toàn cho xe của mình không.
Nếu chắc chắn về độ sâu chỗ ngập, trước khi cho xe qua, nên tắt tất cả các phụ tải như điều hòa, hệ thống giải trí… Ngoài ra, cũng cần xác định vị trí các que thăm, lọc gió, các đường ống dẫn, bình ắc quy so với mực nước.
Khi đi qua chỗ ngập, về số thấp, giữ tốc độ vừa phải, ga hơi lớn. Không đi nhanh quá tránh tình trạng nước tràn qua ca-pô vào họng gió gây hự hại, không chậm quá tránh nước vào ống xả gây chết máy. Tuyệt đối, không dừng lại trong vùng ngập, nếu bắt buộc phải dừng lại thì về N, kép phanh tay, ga hơi lớn. Khi có thể tiếp tục lăn bánh nhanh tay vào số 1 và di chuyển qua vùng ngập.
2. Cách xử lý khi bị chết máy
Với những chiếc ôtô bị chết máy khi ngập nước, tuyệt đối không khởi động lại. Nếu cố nổ máy có thể làm cong tay biên, trường hợp nặng có thể gẫy tay biên dẫn đến vỡ lốc máy. Nguyên nhân là do nước tràn vào động cơ gây hiện tượng nén nước (thủy kích).
Xe bị ngập nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống điện, do đó nên tắt chìa khóa. Việc này giúp bảo vệ các thiết bị điện tử và tránh bị chập. Hơn nữa, khi mức nước ngập quá mép cửa dưới thì tuyệt đối không mở cửa xe. Nước sẽ tràn vào bên trong làm hư hỏng các bộ điều khiển. Gọi ngay cho đội cứu hộ.
Trong khi chớ cứu hộ nên tắt khóa điện, nếu có thể tháo cọc âm ắc quy hoặc đẩy xe đến vị trí ít ngập hơn. Lúc này, có thể tự kiểm tra dầu động cơ, dầu hộp số, lọc gió động cơ xem có bị nước vào không.
Với những tư vấn ở trên mong rằng bạn sẽ có được giải pháp lái xe an toàn bảo vệ tính mạng cũng như các phương tiện tham gia giao thông.
Một chiếc ôtô cũ trong tầm tiền 200 triệu không phải quá khó với bạn và bạn đang tìm kiếm thông tin để lựa chọn sáng suốt hơn ?
Đăng tin, mua bán ôtô cũ trên MuaBanNhanh.com. Xem ngay: Tìm mua ôtô cũ giá rẻ