news-details
Công nghệ ô tô xe hơi

Tìm hiểu về hệ thống chống trượt trên xe hơi (TCS, TRC, ASR)

Lực bám đường là gì?

Lực bám đường là lực bám sinh ra tại bề mặt tiếp xúc giữa mặt đường và lốp xe, lực bám dọc giúp xe tiến về phía trước hoặc giảm tốc độ khi phanh. Lực bám ngang tạo ra sự ổn định khi chuyển động.

Điều gì xảy ra khi mất lực bám?

Xe tăng tốc chậm mặc dù đã tăng ga nhiều, thậm chí xe không thể di chuyển là do lực bám của bánh xe với mặt đường thấp. Lực đẩy sinh ra không thắng được lực cản.

Ở những loại xe không có chống bó cứng ABS, khi phanh bánh bị khóa cứng, xe trượt tạo thành vết trên đường. Bạn không thể điều khiển hướng chuyển động của, nguyên nhân do lốp không còn khả năng tạo ra lực bám theo phương ngang.

Yếu tố nào ảnh hưởng tới lực bám đường?

Trọng lượng phân bố lên bánh, bánh bị trượt, tình trạng bề mặt đường, hoa lốp, áp suất lốp…

- Không có trọng lượng, không có lực bám: Nếu bánh trước nhấc lên, sẽ không còn lực bám giữa bánh với mặt đường nữa. Để khắc phục điều này, các hệ thống treo đóng vài trò quan trọng, bên cạnh vai trò mang lại sự êm dịu còn giúp bánh luôn tiếp xúc với mặt đường. Một chiếc xe tốt sẽ không "bốc đầu" khi tăng tốc đột ngột hay "nhấc đuôi" khi phanh gấp dù điều này tưởng như làm nhiều người thích thú.

- Nguyên nhân thứ hai là bánh bị trượt do tăng tốc hay đạp phanh đột ngột. Không ít lần trong các bộ phim hành động có cảnh một chiếc xe tăng tốc, bánh quay tròn và bốc khói, nhưng sau vài một khoảng thời gian xe mới di chuyển. Nguyên nhân độ trượt của bánh quá lớn.

- Yếu tố quan trọng thứ ba là mặt đường. Đường trơn làm giảm lực. Khi phải lái xe trên đường bùn, đường có cát, lực bám dọc giảm khiến cho xe không thể tăng tốc.

- Cuối cùng là tình trạng lốp. Áp suất lốp quá thấp hay quá cao đều làm giảm khả năng bám của bánh. Hãy duy trì áp suất lốp theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Lốp bị mòn cũng một nguyên nhân làm giảm lực bám, rõ ràng lốp mới có khả năng bám đường tốt hơn lốp đã bị mòn. Khi lăn trên mặt đường, phần rãnh giữa các hoa lốp tại vị trí lốp biến dạng là nơi thoát khí, nước giúp cho nó luôn được tiếp xúc trực tiếp với mặt đường.

Một trong những công nghệ hỗ trợ để duy trì lực bám là chống bó cứng phanh ABS. Tác dụng của nó không phải để rút ngắn quãng đường phanh mà là tạo ra khả năng lái khi phanh, bằng cách quản lý độ trượt để duy trì lực bám tối ưu. Ngoài ra chúng ta sẽ tìm hiểm thêm về hệ thống kiểm soát độ bám đường xuất hiện trên khá nhiều mẫu xe ở nước ta để mua bán ô tô thêm chất lượng.

Hệ thống kiểm soát độ bám đường: Traction control

Traction control (hay hệ thống kiểm soát độ bám đường) là một công nghệ khá phổ biến hiện nay được trang bị trên nhiều loại xe. Traction control hoạt động chủ yếu với mục đích giúp đảm bảo độ tiếp xúc của xe (chính xác là lốp xe) với mặt đường bắng các thiết bị điện tử rất hiện đại.

Nhưng traction control là gì và nó hoạt động như thế nào? Khi lần đầu tiên nghe đến khái niệm traction control, có thể bạn sẽ liên tưởng ngay đến những hoạt động nào đó liên quan đến traction và control (điều khiển). Nói chung traction có nghĩa là khả năng giữ ma sát tiếp xúc giữa các lốp xe với mặt đường. Có nhiều loại traction khác nhau. Ví dụ, một loại khi ta phanh, một loại khi ta tăng tốc, hay một loại khi ta vào cua.

Traction control hoạt động để đảm bảo xe không bị mất ma sát (giữa lốp xe và mặt đường) trong quá trình gia tốc. Theo một cách khác, bạn có thể hình dung khi xe bạn tăng tốc từ một tốc độ ổn định nào đó, traction control hoạt động để đảm bảo sự tiếp xúc lớn nhất giữa lốp xe với mặt đường, thậm chí ngay cả trong tình trạng đường xấu. Ví dụ, một mặt đường bị ướt hoặc đóng băng sẽ làm giảm đáng kể ma sát giữa lốp xe với mặt đường. Vì lốp xe là bộ phận duy nhất của xe thực sự tiếp xúc với mặt đất, nên khi xảy ra hiện tượng mất ma sát đều dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Traction control là một trong ba công nghệ an toàn của hệ thống phanh, bắt đầu xuất hiện từ giữa những năm 1980. Đó là các công nghệ: ABS (Anti-lock Brakes 1978), traction control (1985) và hệ thống cân bằng điện tử stability control (1995). Ba công nghệ trên đều ra đời từ phòng thí nghiệm của hãng Bosch (Đức) và cả ba công nghệ đều liên quan đến vấn đề đảm bảo độ tiếp xúc giữa lốp xe và mặt đường.

Ngược lại với ABS hoạt động khi xe giảm tốc độ, traction control lại hoạt động khi xe tăng tốc. Tuy vậy bạn vẫn có thể hình dung hệ thống traction control hoạt động như thế nào thông qua hệ thống ABS vì có nhiều điểm chung đối với hai hệ thống này. ABS hoạt động nhờ một cảm biến trượt, có khả năng phát hiện hiện tượng trượt của lốp xe khi phanh, và hệ thống sẽ tiếp tục điều chỉnh lực phanh để đảm bảo độ tiếp xúc lớn nhất giữa lốp xe và mặt đường. Bạn có thể nghe thấy tiếng kêu phát ra khi hệ thống hoạt động (âm thanh ken két) và thực sự cảm thấy trên sự rung động từ bàn đạp phanh.

Như chúng ta đã đề cập ở trên, ABS và trac tion control hoạt động một cách tương tự nhau. Trong thực tế ABS chính là thành phần cơ bản để xây dựng nên hệ thống traction control và hệ thống cân bằng điện tử stability control. Hiện nay traction control đã được áp dụng cho các loại model mới nhất của rất nhiều hãng như: DaimlerChrysler, BMW, Ford, GM, Saab, Volvo, Lexus, Infiniti, Volkswagen, Audi và Porsche.

Xem thêm: http://muabannhanhoto.com/cong-nghe-o-to-xe-hoi.html

You can share this post!