news-details
Chọn mua ô tô
Xe Ford
Hãng xe

Mua xe Ford Escape 2003

Giới thiệu dòng xe Ford Escape 2003

Ngoại hình mạnh mẽ, nội thất sơ sài

Là một mẫu xe đại diện cho dòng SUV Mỹ, Ford Escape sở hữu ngoại hình nam tính với chiều dài 4.394 mm, rộng 1.755 mm và cao 1.781 mm. Thiết kế của xe khá đơn giản với lưới tản nhiệt nằm chính giữa và đèn xe vuông vắn đặt bên cạnh. Phần đuôi xe có thiết kế cứng cáp, cụm đèn hậu, xi nhan, phanh tích hợp 1 khối chữ nhật phân bố 2 bên. Nhìn chung, đến đời 2011, xe cũng không thay đổi nhiều về kiểu dáng, điều đó cho thấy thiết kế của Escape không hề bị lỗi thời.

Vỏ xe sau gần 10 năm sử dụng vẫn rất cứng cáp, cửa xe dày, tiếng đóng cửa chắc chắn và không ọp ẹp như một số dòng xe khác. Không gian nội thất của Escape rộng rãi, ghế nỉ nguyên bản đã được bọc lại da. Bảng táp-lô xe đơn giản và dễ làm quen. Hệ thống điều hòa, ghế lái chỉnh cơ. Xe có trang bị hệ thống kính điện tổng, khóa kính, khóa cửa tự động, chỉnh mặt gương 4 hướng. Ngoài ra, chiếc xe 4x4 đến từ Mỹ còn có nút xoay gài cầu chủ động nằm trên bảng táp-lô, ngay cạnh hệ thống chỉnh điều hòa. Về mặt an toàn, Ford Escape 2003 đi kèm 2 túi khí trêm vô lăng và táp-lô ghế phụ. Hàng ghế sau đủ cho 3 người ngồi thoải mái. Cốp sau rộng, tuy nhiên hệ thống tay thủy lực nâng nắp cốp sau lên đã có hiện tượng giật cục.

Vận hành mạnh mẽ

Những đời Escape 2004 trở về trước được Ford trang bị hệ thống cần số nằm ẩn đằng sau vô lăng. Phải mất đến 10 phút, chúng tôi mới làm chủ được cần số lạ lùng này. Động cơ V6 Duratec, dung tích 3.0 lít với công suất 200 mã lực tạo nên sức mạnh cho Escape. Khi người lái mới nhấn nhẹ chân ga, xe đã vọt khá nhanh. Cảm giác ban đầu khi lái Escape là tay lái đầm, ghế ngồi cao khá thoái mái và chắc chắn cùng góc nhìn quan sát rộng. Tăng tốc lên đến 80 km/h, xe vẫn giữ trạng thái cân bằng tốt. Khi vào cua ở tốc độ cao, xe bám đường và không bị văng đuôi.

Thử tăng tốc từ 0-100 km/h, chiếc xe tăng vòng tua lên 5.000 vòng/phút và mất 8 giây. Thử xe trên đường trường, khi đi với tốc độ trên 60 km/h, khoang lái xuất hiện tiếng ồn từ lốp, máy và cửa kính. Gioăng cao su kính đã cũ, hỏng, làm cửa kính va chạm vào phần khung kêu lạch cạch, thêm vào đó là tiếng ồn khá rõ từ lốp. Lượng nhiên liệu tiêu thụ khi mua xe Ford Escape 2003 đăng ký từ tháng 12/2003 đã đi được 14 vạn km là 14-16 lít/100 km nội thành và 12-13 lít/100 km đường trường.

Ưu điểm:

-          Giá bán: Đây là yếu tố được nhắc đến đầu tiêu với chiếc xe này. Thời điểm hiện tại, bạn sẽ khó có thể tìm một chiếc SUV 2 cầu nào có thiết kế mạnh mẽ và động cơ khỏe với mức giá trên dưới 300 triệu như Ford Escape.

-          Cảm giác lái, sự an toàn và ổn định: Tất cả đều quy tụ trên Escape. Mẫu xe Escape được Ford phát triển trong thời gian dài, vì vậy, đều có những thay đổi, rút kinh nghiệm sản phẩm hàng năm. Cũng giống như Camry của Toyota. Escape vẫn đang được Ford cải tiến và phát triển.

Nhược điểm:

-          Giá thành: Giá phụ tùng Escape và Ford chính hãng nói chung còn khá cao.

-          Tiêu thụ nhiên liệ: Xe "ngốn" trung bình 15 lít/100 km trong thành phố. Đây không phải là con số quá cao so với một chiếc xe SUV động cơ V6, dung tích 3.0 lít. Tuy nhiên, nếu xét trên mặt bằng ôtô phổ thông thì Ford Escape khá "ăn xăng".

-          Hộp số sau vô lăng: Nhược điểm là dễ bị hỏng. Chi phí sửa chữa rơi vào khoảng 20 – 30 triệu đồng, bảo hành đến khi ra khỏi garage. Trong khi đó, số tiền cần để thay mới hộp số là gần 80 triệu đồng.

-          Nội thất: Khoang lái của xe không cách âm tốt và bị đa số người tiêu dùng đánh giá là sơ sài.

Ý kiến người dùng dòng xe Ford Escape 2003

Anh Q cho ý kiến: “Đồng tình với ý kiến của bạn nq thanh. Bây giờ xe ESCAPE chỉ chạy 100km/8 lít/ Đời 2008 và với dung tích 2.3L trên đường trường”

Và ý kiên của một người dùng khác tên P: “Không riêng gì Ford Escape , máy 3.0 đời 2003 xe nào cũng ăn xăng như vậy. Bởi vậy mới có chuyện xe xuất xưởng máy 3.0 đắc hơn máy 2.3 nhưng xe đã sử dụng trên 5 năm thì giá xe 3.0 rẻ hơn."

Anh A bình luận: “Đời 2003 có một số bị lỗi hộp số nên thường rất ăn xăng. mình cũng có con escape 2008, 3.0, 4WD chạy đường trường chỉ 11l/100km thôi. Escape mua đời 2001-2005 cần phải coi thật kỹ vì những đời này dễ dính lỗi hộp số lắm”

“xe 2x4 hay là 4x4, nếu là 4x4 bạn phải chú ý về vấn đề lốp nhé” - bạn T chia sẻ thêm

“Bây giờ xe ESCAPE chỉ chạy 100km/8 lít/ Đời 2008 và với dung tích 2.3L trên đường trường“ - anh Q bình luận

“Không riêng gì Ford Escape , máy 3.0 đời 2003 xe nào cũng ăn xăng như vậy. Bởi vậy mới có chuyện xe xuất xưởng máy 3.0 đắc hơn máy 2.3 nhưng xe đã sử dụng trên 5 năm thì giá xe 3.0 rẻ hơn” - bạn đọc tên L cũng bình luận

“Mình đã đi xe này rồi nhưng thấy đi đường trường 15-16l/100km”- bạn Q chia sẻ

“Dòng Ford Escape trước năm 2009 nói chung là ăn xăng, đặc biệt là dòng 3.0, dòng xe mới từ 2009 trở đi chạy tốt, êm, chắc xe, trong nội thành chỉ khoảng 12-13l/100km, chạy ngoại thành cao tốc chỉ 9-10l/100km thôi” - bạn H cho biết

“Nếu xe của bạn dùng hộp số tự động thì bạn nên kiểm tra các đĩa ma sát đi số trong hộp số của bạn, có thể các đĩa này đã bị mòn dẫn đến trượt tương đối” - bạn L chia sẻ

“Đối với Ford Escape 3.0 đời 2003 thì tiêu thụ nhiên liệu trên dưới 20l/100km là bình thường“- anh V chia sẻ

Các bước để mua xe cũ

MuaBanNhanh.com tổng hợp các bước sau đây để giúp bạn trong quá trình mua xe có thể đưa ra quyết định sáng suốt nhất.

Kiểm tra xe

Trước khi quyết định mua xe, bạn hãy kiểm tra xe thật cẩn thận. Cho dù bạn mua xe của ai đi nữa, hãy nhớ xem xe thật kỹ lưỡng trước khi mang đến thợ kỹ thuật để kiểm tra lần cuối cùng. Bạn không phải là chuyên gia để đánh giá xe đó tốt hay kém. Hãy sử dụng nhiều giác quan để có được đánh giá chính xác nhất. Hãy nhờ một vài người bạn cùng đi để giúp đỡ bạn. Nên xem Kiểm tra bên ngoài

Trước tiên, bạn hãy đi vòng quanh xe và quan sát thật kỹ. Nếu xe đậu ở vị trí cân bằng, giả dụ nó lại bị nghiêng về một bên thì có thể là giảm xóc hay hệ thống treo có vấn đề. Ấn mạnh ở mỗi góc xe. Nếu giảm xóc ở tình trạng tốt, nó sẽ nảy lên từ 1 đến 2 lần, rồi không nảy lên nảy xuống nữa. Sau đó, túm lấy đỉnh từng bánh xe trước giật mạnh từ trước ra sau. Nếu bạn cảm thấy gằn tay hay nghe thấy tiếng kim loại trong đó, có thể là bi bánh xe hay khớp nối hệ thống treo có vấn đề.

Kiểm tra lốp xe

Bạn có thể biết rất nhiều từ lốp. Nếu một chiếc xe chạy dưới 50.000 km theo đồng hồ công tơ mét là vẫn còn lốp zin theo xe. Với chiếc xe chạy nhiều cây số hơn mà lốp vẫn còn mới là điều đáng ngờ. Hãy quay bánh xe trước sang trái, rồi sang phải để bạn có thể quan sát kỹ hơn. Tất cả 4 lốp xe phải cũng một nhãn hiệu và một cỡ lốp. Nếu có sự không đồng nhất về nhãn hiệu và kích cỡ, hãy hỏi người bán xem tại sao. Hãy quan sát kỹ dấu đo độ mòn ở lốp xe xem chúng sâu hay nông, qua đó bạn sẽ biết độ mòn của lốp. Hỏi người bán xem anh ta có đảo lốp xe thường xuyên không? Nếu không đảo lốp thường xuyên thì sẽ tăng độ nguy hiểm cho bánh lái khi vận hành xe. Những lái xe ẩu thường làm mòn nhiều ở mép lốp, chỗ tiếp xúc giữa mặt đứng và mặt ngang của lốp. Kiểm tra mặt đứng của lốp xem có bị trầy xước, nứt, rạn hay phồng rộp không. Nhìn gờ diềm lốp chỗ sát vành xe xem có bị lõm hay nứt gì không.

xe vào một ngày khô ráo, nắng ấm hoặc trong một gara đủ sáng. Xe phải đỗ trên bề mặt phẳng.

Kiểm tra cốp xe

Cốp xe là một chỗ khác nữa để bạn có thể quan sát bằng mắt và ngửi bằng mũi để kiểm tra xem liệu có dấu hiệu chứng tỏ nước tràn vào xe hay không. Hãy quan sát thảm nếu cảm thấy ướt hay ngửi thấy mùi ẩm mốc. Nhấc thảm ra và kiểm tra lốp dự phòng cùng khu vực xung quanh xem có nước và bụi lọt vào không. Kiểm tra tình trạng lốp dự phòng (nếu xe có vành hợp kim thì riềm lốp phải phẳng phiu, không trầy xước).

Kiểm tra kính

Xem xét cẩn thận kính chắn gió và tất cả các kính cửa sổ khác xem có bị nứt, rạn, vỡ không. Một lỗ nhỏ do đá bắn phải có thể là nguyên nhân gây nên nứt kính và những nguy cơ khác. Bạn nên chỉ ra những lỗi đó để mặc cả. Rạn nứt kính chắn gió thường lan rộng theo thời gian và có thể khiến bạn phải bỏ tiền sửa chữa.

Kiểm tra đèn và kính đèn

Hãy nhờ một người bạn đứng bên ngoài xe quan sát xem tất cả các loại đèn của xe có hoạt động không. Lần lượt bật thử đèn pha, cốt, đèn phanh, đèn xi nhan, đèn sương mù... Hãy chắc chắn rằng tất cả các đèn còn nguyên vẹn, đầy đủ, không bị rạn nứt hay mờ vì hơi nước.

Kiểm tra bên trong xe

- Mùi: Khi bạn mở cửa xe mà ngửi thấy mùi mốc hoặc thấy vết mốc thì chứng tỏ nước đã vào trong xe. Cẩn phải lưu ý đến điều này bởi rất khó phát hiện lỗ rò để bít lại. Trong trường hợp đó, hãy tháo thảm xe ra để dò tìm, chú ý ngửi những chỗ ướt bên dưới tấm thảm. Nếu cảm thấy nghi ngại, bạn hãy tìm xe khác.

- Kiểm tra chân phanh, côn và ga: Độ mòn của lớp cao su bọc trên chân phanh, côn và ga cho thấy mức độ sử dụng. Những xe chạy ít cây số thì lớp cao su đó không thể mòn nhiều, còn nếu cao su đã mòn thành vệt thì chứng tỏ xe đã chạy nhiều cây số. Nếu cao su chân côn mòn nhiều, điều đó có nghĩa là lái xe có thói quen tì chân côn liên tục và luôn đặt sự căng thẳng lên chân côn và cần số.

- Dụng cụ và điều khiển: Khởi động xe và để xe chạy không tải. Chú ý rằng xe sẽ khó khởi động hơn khi trời lạnh. Hãy xem máy chạy có êm không. Sau đó, lần lượt thử các đèn bên trong xe (đèn trần, đèn đọc sách, đèn gương ở miếng che nắng). Nhấn thử còi. Bật chế độ sưởi ở mức cao nhất và thử xem nó đạt tới độ nóng có nhanh không. Bật điều hoà và kiểm tra để chắc chắn có gió lạnh thổi ra. Thử hệ thống loa, bật đài FM, AM, cát xét, ra vào băng đĩa, nghe thử xem có còn hoạt động tốt không.

- Ghế: Hãy ngồi thử tất cả các ghế. Chiếc ghế lái thường mòn hơn các ghế khác, nhưng không được võng, lún. Ghế ngồi không được rách hoặc mòn quá mức, đặc biệt ở những xe được cho là ít chạy. Hãy thử tất cả các chế độ điều chỉnh ghế lái để chắc chắn bạn có thể có vị trí ngồi lái thích hợp.

- Điều hoà: Nếu bạn đang xem một chiếc xe sản xuất từ năm 1994 đổ về trước, và nếu hệ thống điều hoà của xe bị vỡ, nứt hay rò rỉ, bạn hoàn toàn có thể chứng minh được rằng việc sửa chữa sẽ rất tốn kém. Lý do là chất làm lạnh R12 mà tất cả xe con và xe tải nhẹ lắp từ đầu những năm 1990 (viết tắt là CFC) làm ảnh hưởng đến tầng ôzôn đã bị cấm sử dụng từ năm 1995. Thêm nữa, các nhà sản xuất ô tô hiện nay có khuynh hướng không sử dụng chất làm lạnh CFC. Chính điều này khiến nguồn cung cấp mặt hàng này bị co lại và đẩy giá lên đắt gấp 6-7 lần chất làm lạnh mới là R134a. Việc tiếp tục dùng CFC, ngoài lý do tốn kém còn được xem là vô trách nhiệm trong việc bảo vệ tầng ôzôn của trái đất, ảnh hưởng tới môi trường sống của tất cả chúng ta. Hầu hết những xe sản xuất năm 1994 và các model sau đó đều có khuynh hướng chuyển sang dùng R134a, tuy nhiên vẫn có một vài model dùng R12. Hệ thống làm lạnh R12 với những vấn đề nhỏ có thể làm bạn phải tốn tiền sửa chữa thường xuyên và những sửa chữa lớn sẽ khiến bạn tốn tiền rất nhiều tuỳ thuộc vào model. Ngoài ra, bạn còn phải đối mặt với một số nguy cơ của việc chọn mua xe giá rẻ khác như chi phí dịch vụ, thậm chí là nguy cơ cháy do chất làm lạnh không an toàn... Hãy bật điều hoà và thử nhiệt độ. Một hệ thống điều hoà được coi là tốt khi cho ra khí lạnh trong vài phút. Hãy đặt nhiệt độ lạnh nhất và tốc độ gió thổi trung bình, sau đó chạy thử xe. Hãy chú ý cửa lấy gió ngoài phải ở vị trí đóng khi bật điều hoà, nếu không sẽ là nguyên nhân dẫn đến hư hỏng hệ thống và sửa chữa tốn tiền. Decal thường được dán dưới nắp cabô sẽ nói cho bạn biết chất làm lạnh được dùng, nhưng nó sẽ không thể nói cho bạn biết hệ thống điều hoà đó có được bảo dưỡng một cách thích hợp hay không. Đó là lý do tại sao cách chắc chắn nhất để biết rõ về tình trạng của hệ thống điều hoà trên xe là nhờ tới sự kiểm tra của chuyên gia về điều hoà. Các xưởng sửa chữa điều hoà có thể dùng các thiết bị dò tìm lỗ thủng và các hoá chất (nếu cần thiết) để phát hiện lỗ thủng. Xưởng cũng có thể kiểm tra kỹ hệ thống xem có chứa hơn một chất làm lạnh không. Sự pha trộn các chất làm lạnh sẽ đặt ra thêm nhiều vấn đề và cả chi phí nữa bởi vì làm sạch chúng đòi hỏi phải có những thiết bị đặc biệt. Việc pha trộn cũng chỉ ra dấu hiệu rằng hệ thống đã bị rò rỉ và chắc chắn không thể sửa chữa được trước khi chất làm lạnh khác được thêm vào (Điều này thường chỉ xảy ra với những xe có giá trị thấp và đời sâu trước năm 1994). Sẽ thật tệ nếu hệ thống được bơm vào loại khí hay ga dễ bắt lửa. Nó có thể rò rỉ sang khoang hành khách và gây cháy nổ. Các chuyên gia dự báo rằng sẽ không đủ chất R12 để phục vụ trong thế kỷ 21. Khi được chuyển đổi sang chất làm lạnh mới, hệ thống có thể không làm lạnh một cách có hiệu quả. Bạn có thể dùng lý do đó để mặc cả. Và nếu chủ xe không đồng ý thì bạn có thể tiếp tục tìm kiếm một chiếc xe khác.

Kiểm tra đĩa phanh

Hầu hết các xe đều có phanh đĩa trước và phanh trống sau, một số có cả 4 phanh đĩa. Hãy dùng đèn chiếu sáng để có thể nhìn xuyên qua vành bánh trước. Đĩa phanh phải nhẵn, phẳng, không có rãnh sâu. Đừng lo lắng khi nhìn thấy vết bẩn trên đĩa, chúng sẽ tự hết đi khi bạn dùng phanh vài lần.

Kiểm tra thân xe

Kiểm tra từng phần trên thân xe và nóc xe. Đi một vòng quanh xe và quan sát thật kỹ xem có vết trầy xước, vết lõm hay gỉ sét không. Các khe hở giữa các thanh giằng và bề mặt chúng phải đồng nhất. Kiểm tra thanh cản trước sau và các cửa xe. Các thanh giằng bị méo mó, các khe hở rỗng có thể cho thấy sự lắp ráp hay sửa chữa cẩu thả. Cách tốt nhất để biết xe có bị tai nạn không là hỏi chủ xe. Bên cạnh đó, bạn vẫn nên kiểm tra kỹ màu sơn xe. Màu sơn phải giống nhau ở mọi chỗ trên xe. Những phần thân xe được sơn lại có thể sẽ không hoàn toàn giống hệt như sơn gốc của nhà máy. Hãy để ý đến sự khác biệt của màu sơn ở mép ngoài các phần khác nhau. Những phần được sơn lại có thể còn sáng bóng hơn cả phần sơn gốc. Nhưng nước sơn cũng có thể thay đổi màu sắc theo thời gian. Đôi khi, sự sửa chữa là rõ ràng, nhưng cũng có khi, bạn phải nhìn thật gần mới thấy được. Hãy nghiêng đầu từ từ để đón bắt ánh sáng và xem có sự khác biệt nào không. Nếu bạn nghi ngờ những vết lõm có thể bị sơn vá, hãy sử dụng nam châm để xác định. Nếu vết lõm được sơn vá bằng matít thì nam châm sẽ không dính. Hãy chú ý những dấu hiệu của sự sửa chữa thân xe ở xung quanh, ở cửa xe đang mở, ở mui xe và nắp cốp xe. Nếu những phần này bị sơn lại, rất có thể bạn sẽ tìm thấy những vết sơn quá đà dính ở gioăng cao su xung quanh cửa và cốp. Hãy xem kỹ mặt dưới của mui xe và nắp cốp để xác định có dấu hiệu của sự hư hại hay sửa chữa hay không. Những vết rạn nứt nhỏ của phần trang trí xe không là nguyên nhân dẫn đến những hư hại khác, những gỉ thì có thể. Hãy đặc biệt chú ý đến chỗ vết sơn phồng rộp hay những vết gỉ xung quanh bánh xe và phần để chân như bậc lên xuống, phần dưới cùng của những cánh cửa... Dùng đèn soi phần gầm để xem độ gỉ và sự ăn mòn bởi axit và muối. Mở, đóng các cửa xe và cốp xe xem có dễ dàng và khít không, đặc biệt là cửa lái. Nếu thấy lỏng bản lề chứng tỏ chiếc xe đã sử dụng lâu rồi. Cũng nên xem xét các gioăng cao su quanh các cửa xem còn nguyên vẹn, đã sửa chữa gì chưa, có bị sứt mẻ gì không? Tình trạng lỏng, hở gioăng, mất cao su có thể tạo lỗ thủng cho nước, bụi, gió lọt vào.

Tìm kiếm sự lựa chọn của bạn

Hãy cân nhắc những mong muốn của bạn và những nhu cầu của cuộc sống khi xác định loại ô tô bạn nên tìm kiếm. Hãy suy nghĩ về những yếu tố khác nhau như:- Bao nhiêu người sẽ đi cùng xe với bạn?- Bạn sẽ chạy xe nhiều hay ít?- Bạn sẽ thường đi trên loại đường nào?- Lượng xăng tiêu tốn có quan trọng với bạn hay không? Tiếp đó, hãy bắt đầu cuộc tìm kiếm của bạn trên mạng. Hãy tìm những xe ô tô đã qua sử dụng trong khoảng tiền bạn có bằng cách đọc các lời nhận xét, đánh giá về độ an toàn và các mẹo mua xe (xem mục Nhận xét - đánh giá và Tư vấn để có những trợ giúp hiệu quả). Chọn 3 hoặc 4 model mà bạn thích trước khi bắt đầu việc mua sắm. Nếu bạn lo lắng về những vấn đề tiềm ẩn khác và muốn sự đảm bảo về bảo hành và kiểm tra của nhà sản xuất, bạn hãy tìm mua một chiếc xe chính chủ. Việc này sẽ khiến bạn phải chi thêm ít nhiều đấy. Khi bạn có tiêu chí để tìm kiếm tức là bạn sẵn sàng xem lướt qua các xe ô tô cũ đã được phân loại. Thật tình cờ là bạn đang ở đúng chỗ rồi đấy. Hãy đến với mục Tìm kiếm ôtô ở trang chủ của chúng tôi để bắt đầu. Với hơn 2.000 ôtô đã qua sử dụng được liệt kê bởi các chủ xe, nhà phân phối, nhà nhập khẩu và nhà sản xuất, bạn gần như chắc chắn có thể tìm thấy những gì bạn thích.

Kiểm tra giấy tờ xe

Kiểm tra sổ lưu hành

- Kiểm tra sổ lưu hành có đẹp không, các trang có đủ không. Nếu sổ nhàu nát, bẩn chứng tỏ người chủ xe cũ không cẩn thận. Bạn hãy tìm đến trang 6 (hoặc có thể trang khác) của Sổ đăng kiểm - đó là trang Đặc điểm phương tiện - tại trang này mọi đặc điểm của xe ôtô đó đều được in hoặc đánh máy tại đây. Bạn tìm đến dòng Năm, Nơi sản xuất - tại đó ghi rõ năm mà chiếc xe đó được sản xuất ( đời xe ) và nơi sản xuất ( Việt nam hoặc nước ngoài) qua đó bạn biết chính xác đó là xe sản xuất (lắp ráp) trong nước hay nhập khẩu.

Kiểm tra đăng ký ôtô

- Kiểm tra xem đăng ký ôtô có đẹp không, nếu nhàu nát chứng tỏ người chủ xe trước không cẩn thận. Kiểm tra các chữ ký, con dấu trên đăng ký.

- Kiểm tra số máy, số khung, biển số trên đăng ký phải đúng với số ở trên ô tô.

- Kiểm tra ngày đăng ký lần đầu, điều này giúp bạn biết được chính xác xe bắt đầu đăng ký và lưu hành từ thời gian nào và người bán ô tô hiện tại có phải là chính chủ đầu tiên hay không. Nếu không bạn phải hỏi và kiểm tra kỹ nguồn gốc của chiếc xe này.

- Nếu biển số của ô tô không cùng tỉnh / thành phố bạn đang có hộ khẩu thường trú thì bạn phải yêu cầu người bán rút hồ sơ xe (hồ sơ gốc) tại cơ quan công an tỉnh / thành phố nơi ô tô đó đang đăng ký. Điều này là bắt buộc nếu không bạn sẽ không đăng ký sang tên bạn được. Đây gọi là thủ tục chuyển vùng.

- Kiểm tra biển số, số khung, số máy có đúng với đăng ký không? Kiểm tra xe có đúng với sổ đăng kiểm không? Có bị thay đổi gì không? Phải kiểm tra kỹ nếu không bạn sẽ bị rắc rối khi đi đăng kiểm.

- Rất lưu ý rằng nếu bạn mua ô tô không cùng tỉnh / thành phố nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú thì bạn phải yêu cầu người bán đến trạm đăng kiểm gốc ( trạm đăng kiểm đã cấp sổ đăng kiểm cho ôtô này) để rút hồ sơ cho bạn. Nếu không làm điều này bạn sẽ không đăng kiểm được xe của bạn, khi đó bạn sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Đây gọi là thủ tục chuyển vùng. 

Kiểm tra xe thông qua người bán

Nếu bạn tìm thấy một chiếc xe có vẻ hứa hẹn đạt những tiêu chuẩn mà bạn đặt ra, hãy gọi điện cho người bán. Hãy tìm hiểu về chiếc xe qua điện thoại càng nhiều càng tốt trước khi bạn hẹn xem xe, bởi dĩ nhiên là bạn không muốn lãng phí thời gian để lái thử một chiếc xe không đạt tiêu chuẩn của mình. Tóm lại, bạn muốn tìm hiểu về tình trạng và lịch sử của xe. Nhiều người mua trông đợi một người bán có những bản ghi chép các lần bảo dưỡng và hoá đơn sửa xe.

Dưới đây là một số dạng câu hỏi bạn có thể hỏi người bán xe:

- Tình trạng xe hiện nay thế nào? - Xe đi được bao nhiêu cây số rồi?

- Xe được trang bị như thế nào?

- Anh có phải là chính chủ không?

- Xe đã bao giờ bị tai nạn chưa?

- Anh đã bảo dưỡng mấy lần rồi?

- Tại sao anh lại bán xe?

Hãy nói về tình hình tài chính của bạn

Trước tiên, hãy quyết định giá tối đa mà bạn có thể chịu được. Hãy xem xét ngân quỹ của bạn.- Bạn có thể trả ngay một khoản là bao nhiêu?- Các chi tiêu hàng tháng của bạn dựa trên hình thức thanh toán nào? Trừ khi bạn đã có kế hoạch từ trước và chuẩn bị đủ tiền để mua xe, sẽ là ý tưởng hay nếu bạn chấp nhận dịch vụ cung cấp trước, trả tiền sau (trả góp). Hãy ghi nhớ rằng lãi suất tiền vay cho việc mua xe cũ thường sẽ cao hơn lãi suất cho việc mua xe mới. Tham khảo mục Tài chính để hiểu kỹ hơn về sự lựa chọn tài chính của bạn. 

Lái thử xe

Nếu bạn hài lòng với những thông tin được đưa ra, hãy hẹn gặp để xem xe. Hãy kiểm tra kỹ càng để biết rõ xem xe vận hành như thế nào trong các điều kiện lái khác nhau. Hãy nghĩ đến sự thoải mái của bạn nữa nhé. Và bởi vì bạn đang lái thử xe nên bạn cần phải chú ý tới tất cả các khía cạnh trong quá trình lái. Dưới đây là một số điều bạn cần phải chú ý để biết rõ:

- Xe chuyển động có nhẹ nhàng không?

- Nếu bạn đang lái xe có hộp số điều khiển bằng tay (hộp số cơ khí), các vị trí số 1,2,3,4... ra vào có nhẹ nhàng không? Chân côn thế nào?

- Bộ phận phanh xe hoạt động như thế nào?

- Các bộ phận của xe liên kết với nhau như thế nào? Xe có thuận tiện để di chuyển sang trái hoặc sang phải không?

- Bạn có thấy tiếng kêu lúc lắc, lách cách... không?

- Hãy thử quành xe ở một góc phố. Vô-lăng lúc đó thế nào?

- Có điểm che khuất nào không?

- Hãy thử lái xe qua các chướng ngại vật và các chỗ trũng. Hệ thống giảm xóc lúc đó hoạt động thế nào?

- Hãy thử chạy xe trên đường cao tốc. Xe có đạt được tốc độ như bạn mong muốn không?

- Bộ phận tự điều khiển có hoạt động không? Trong lúc lái xe, bạn hãy chú ý tới sự thoải mái như:- Ghế ngồi có thoải mái không?

- Phần taplô và phần để chân như thế nào?

 

Bạn có muốn mình là người đầu tiên cùng chúng thôi tham gia đăng tin và cũng như đánh giá những tin đăng này tại MuaBanNhanh.com - nơi sự lựa chọn an toàn nhất dành cho bạn và người thân. Tham gia ngay tại: Giá xe ô tô

>> Xem thêm:

Giá xe ôtô Ford Escape cũ: kinh nghiệm mua xe cũ chuẩn giá rẻ

You can share this post!