news-details
Chọn mua ô tô

Mua bán ôtô cũ nhập khẩu

Mua xe cũ nhập khẩu cần lưu ý những gì?

Việc mua xe này thường được thông qua quen biết, nhờ người nhà mua hộ gửi về hay thông qua các đại lý hoặc công ty chuyên nhập khẩu xe. Giá xe tại thị trường các nước rẻ hơn khá nhiều và các mẫu xe thì phong phú hơn nên cũng không quá khó để người mua chọn được mẫu xe đúng ý mình với mức giá phù hợp. Vấn đề còn lại là chất lượng.

Đây thật sự là một vấn đề lớn và không dễ xử lý nếu người mua xe còn thiếu kinh nghiệm và không cẩn trọng lưu tâm đến vấn đề này.

Theo các thống kê cho biết, hàng năm có hàng triệu ô tô đã qua sử dụng 5 năm trở lên “tự nguyện” xếp vào hàng xe cũ. Nguồn xe được nâng đời sau tai nạn, xe hư hỏng, xe bị lỗi do hãng sản xuất phải thu hồi, xe bị ngập nước, xe có độ an toàn thấp là khá phổ biến.

Chỉ nói riêng những chiếc xe bị ngập nước lâu ngày và hỏng hóc do 2 cơn bão Katrina và Rita ở Mỹ năm 2005 đã ước tính đến gần 600.000 xe được các hãng dịch vụ mua xe cũ thu gom, rao bán. Như vậy thật dễ hiểu khi thấy các loại xe cũ tại thị trường nhiều nước phong phú đến thế nào và thậm chí giá xe có thể rất rẻ. 

Tại thị trường việt nam những dòng xe cũ hạng trung và cao cấp hầu hết được nhập về từ Mỹ, Đức và một số nước có hệ tay lái bên trái, tuy nhiên rất ít. Thường phải mua tại gốc với mức giá dao động từ 10.000 - 30.000 USD về Việt Nam có thể bán từ 40.000 -120.000 USD. Xe nhập từ hai thị trường, Mỹ và Đức, ngoài mẫu mã đa dạng, cập nhật nhanh. Hai thị trường này có ưu điểm và tiêu chuẩn chất lượng cao, chế độ bảo dưỡng được quan tâm cùng với cơ sở hạ tầng và môi trường tốt nên xe “đánh” hai thương hiệu này về bán rất chạy.

Chính vì xe cũ rất đa dạng như vậy nên khi chọn xe người mua phải xem xét cho thật kỹ. Theo lời khuyên từ các chuyên gia thì người tiêu dùng cần phải căn cứ vào chỉ số VIN của xe. Đây là một trong những "bảo bối" về tiểu sử của chiếc xe, thông qua 17 ký tự và được đánh số theo nhiều cách khác nhau.

Thường ký tự thứ 10 được ghi theo nguyên tắc sau: Trước năm 2000 là những chữ cái, còn sau đó là chữ số. Ví dụ 1990 (L), 1991 (M), 1992 (N)...1998 (W), 1999 (X) và 2000 (Y), 2001 (1), 2002 (2), 2003 (3)... Qua đó người mua có thể dễ dàng biết năm sản xuất của xe.

Số VIN được coi như “chứng minh thư” của xe và thường được ghi lên nhiều bộ phận khác nhau như máy, thân xe, cửa trước, cửa sau, hệ thống chuyển động và trục bánh.

Việc làm này nhằm tránh nguy cơ xe bị cà lại số VIN. Bên cạnh đó số VIN cũng được đánh lên các vị trí dễ bị tai nạn nhất như cửa, động cơ hoặc thân phía góc. Khi xe bị tai nạn trong trường hợp nặng đã phải thay thế phụ tùng hoặc làm lại thì số VIN này sẽ khác với các số còn lại trên xe. Điều này giúp người mua dễ dàng nhận biết hơn. Đây được coi như công nghệ chống gian lận xe cũ rất hiệu quả.

Ngoài ra người mua nên xem hồ sơ xe thật kỹ nếu có. Tại Mỹ, tất cả các xe đã qua sử dụng thường có bản “lý lịch” rất đầy đủ và chi tiết về chủ sở hữu, số lần tai nạn, nhãn hiệu, đời xe, đăng kiểm về khí thải, thiết bị an toàn…

Các chuyên gia cũng khuyên rằng người mua bán ô tô cũ nhập khẩu tốt nhất nên thông qua công ty chuyên làm việc này chứ không nên tự mua. Bởi thông thường sau khi bán họ vẫn có trách nhiệm phần nào với người sử dụng. Cũng vì thế khi mua chính họ cũng phải xem xét xe có đảm bảo chất lượng tốt hay không. Hơn nữa họ có kinh nghiệm trong cả việc chọn xe và làm các thủ tục giấy tờ.

Về cơ bản là như vậy, song người tiêu dùng không thể bỏ qua sự kiểm tra trực tiếp. Khi thử xe, các thiết bị như vô lăng, chân phanh, chân ga phải đảm bảo hoạt động tốt. Khi chạy thử, người mua nên thoải mái tăng tốc từ 0km/h sau đó thử phanh, vào cua, đi qua chỗ xóc, tăng tốc đột ngột... để phát hiện ra khuyết tật.

Phía ngoài nên kiểm tra khoảng cách giữa cửa và thân xe, nếu khoảng cách đồng đều thì xe ở tình trạng tốt. Còn trong trường hợp bản thân người mua xe chưa lái nhiều, chưa có kinh nghiệm thì phương pháp tìm một đơn vị có uy tín, tin cậy để uỷ quyền kiểm tra cách tốt nhất, có thể mất phí nhưng vẫn là cách tiết kiệm nhất.

Có thể còn có thêm một số cách khác để kiểm tra xe, nhưng dù theo cách nào thì người mua vẫn cần phải thật cẩn trọng khi mua một chiếc xe đã qua sử dụng được nhập khẩu về thị trường.

>> Mua bán ô tô cũ

Thủ tục nhập khẩu xe ô tô đã qua sử dụng

Theo quy định tại mục II Thông tư liên bộ số 03/2006/TTLT-BTM-BGTVT-BTC-BCA ngày 31-3-2006 của Bộ Thương mại - Bộ Giao thông Vận tải - Bộ Tài chính - Bộ Công an thì ô tô nhập khẩu đã qua sử dụng phải đảm bảo điều kiện: không quá 5 năm tính từ năm sản xuất đến thời điểm ô tô về đến cảng Việt Nam, được đăng ký với thời gian tối thiểu là 6 tháng và đã chạy được một quãng đường tối thiểu là 10.000 km (mười nghìn km).

Đồng thời, ô tô nhập khẩu không phải là loại có tay lái nghịch (tay lái bên phải), ở dạng tháo rời, hoặc đã thay đổi kết cấu.

Mặt khác, theo quy định tại điểm 1 mục III Thông tư liên bộ số 03/2006/TTLT-BTM-BGTVT-BTC-BCA thì khi nhập khẩu xe ô tô đã qua sử dụng, ngoài bộ hồ sơ hải quan nhập khẩu theo quy định, phải nộp 1 trong 3 chứng từ sau: Giấy chứng nhận đăng ký; Giấy chứng nhận lưu hành; Giấy hủy Giấy chứng nhận đăng ký hoặc Giấy hủy Giấy chứng nhận lưu hành.

Giấy chứng nhận quy định nêu trên do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi ô tô được đăng ký lưu hành cấp.

Căn cứ điểm 3 phần III của Thông tư liên bộ số 03/2006/TTLT-BTM-BGTVT-BTC-BCA thì khi nhập khẩu xe ô tô đã qua sử dụng chỉ được nhập khẩu qua các cửa khẩu sau: “Ô tô đã qua sử dụng chỉ được nhập khẩu về Việt Nam qua các cửa khẩu cảng biển quốc tế: Cái Lân Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh (hiện nay có thêm Cảng quốc tế Vũng tàu, theo Thông tư số 25/2010/TTLT-BCT-BGTVT-BTC ngày 14-6-2010). Thủ tục hải quan được thực hiện tại cửa khẩu nhập.”

Tham khảo Công văn 1163/TCHQ-GSQL ngày 7-3-2013 của Tổng cục Hải quan thì việc nhập khẩu xe ôtô dạng phi mậu dịch phải thỏa các điều kiện theo quy định Thông tư số 20/2011/TT-BCT ngày 12-5-2011 quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu xe ô tô chở người loại từ 9 chỗ trở xuống thì: “Thương nhân nhập khẩu ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống khi làm thủ tục nhập khẩu, ngoài việc thực hiện các quy định hiện hành, phải nộp bổ sung những giấy tờ sau cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền:

Giấy chỉ định hoặc Giấy ủy quyền là nhà nhập khẩu, nhà phân phối của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ô tô đó hoặc hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ô tô đó đã được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật: 1 (một) bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân;

Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đủ điều kiện do Bộ Giao thông vận tải cấp: 1 (một) bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân”.

Hồ sơ thủ tục xuất nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại Điều 11 và 12 Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10-9-2013 của Bộ Tài chính (nếu làm thủ tục hải quan truyền thống) hoặc Điều 8 Thông tư 22/2014/TT-BTC ngày 14-2-2014 của Bộ Tài chính (nếu làm thủ tục hải quan điện tử theo Hệ thống VNACCS).

5 chú ý đơn giản để bảo vệ "nhan sắc" của xế yêu

Sự tích tụ của muối, chất bẩn, ẩm ướt không chỉ "gặm nhấm" làm xe bạn suy giảm nhan sắc mà với thời gian còn làm hư hại nhiều bộ phận quan trọng trên xe. Vậy làm thế nào để bảo vệ xế yêu của bạn?

Những nguyên nhân phổ biến gây ăn mòn xe bạn: sự tích tụ của muối, chất bẩn trên đường và hơi ẩm ở những phàn khó với tới dưới gầm xe. Lớp sơn ngoài hoặc sơn lót bị tróc do các tai nạn nhẹ hoặc do bị đá, sỏi va vào.

Việc chăm sóc bảo dưỡng là đặc biệt quan trọng khi bạn sống tại những vùng có độ ẩm cao, gần biển hoặc những vùng bị ô nhiễm công nghiệp bởi tại đây lượng muối, các loại chất hóa học trên đường, bụi, trong không khí cao hơn bình thường.

Để tránh xe bị ăn mòn, bạn nên: 

  • Rửa xe thường xuyên

Giữ cho xe bạn sạch sẽ bằng việc rửa xe đều đặn đương nhiên là rất cần thiết. Tuy nhiên để chống ăn mòn, bạn nên rửa xe theo những hướng dẫn sau:

Nếu bạn sử dụng xe trên đường nhiều chất muối vào mùa đông, hoặc nếu bạn sống gần biển, bạn nên phun rửa gầm xe ít nhất một lần một tháng để hạn chế tối thiểu sự ăn mòn.

Nước hay hơi nước được phun với áp lực mạnh rất có hiệu quả khi rửa gầm xe và khoang chứa bánh xe. Chú ý đặc biệt đến những vị trí khó nhìn thấy có bùn và chất bẩn bám vào và cố gắng làm sạch chúng bởi làm ướt bùn và các mảnh vụn bám vào xe mà không rửa sạch chúng đi thì chỉ có hại thêm chứ không có lợi.

Bạn nên chú ý làm sạch mép dưới của cửa, tấm ốp sườn xe và chi tiết khung có các lỗ thoát nước, không được để chất bẩn làm tắc các lỗ này vì nước đọng ở đây sẽ là nguyên nhân gây ăn mòn.

  • Kiểm tra thường xuyên tình trạng sơn của xe và vách ốp

Nếu bạn phát hiện thấy có vết tróc hoặc xước trên lớp sơn, hãy sơn tút lại ngay lập tức để chống ăn mòn ngay từ đầu. Nếu vết tróc hay xước đã ăn sâu vào tới lớp vỏ kim loại, bạn hãy mang xe tới garage để được chăm sóc, sửa chữa.

  • Kiểm tra nội thất xe

Nước và chất bẩn có thể tích tụ dưới lớp thảm trải sàn xe và gây ăn mòn. Do đó, thỉnh thoảng bạn nên kiểm tra dưới thảm trải sàn xe để đảm bảo nơi đó luôn khô ráo. Bạn nên đặc biệt chú ý kiểm tra nội thất xe khi vận chuyển hóa chất, thuốc tẩy, muối … Cần đựng chúng trong những thùng chứa hoặc bao bì thích hợp. Nếu hàng bị bục hoặc rò rỉ thì phải làm sạch và lau khô khu vực đó ngay lập tức.

  • Sử dụng tấm chắn bùn cho bánh xe

Tấm chắn bùn sẽ giúp bạn bảo vệ xe khi lái trên đường có chất muối hoặc đường rải sỏi. Tấm chắn khổ rộng tròm xuống sát gần mặt đất là loại tốt nhất.

Để xe bạn ở gara thoáng gió hoặc ở những nơi có mái che. Không nên để xe ở những nơi ẩm thấp và không thoáng gió.

Xem thêm những thông tin mua bán ô tô cũ nhanh và uy tín tại đâu?

Đăng tin, mua bán ô tô cũ trên MuaBanNhanh.com. Xem ngay: Mua bán ô tô cũ giá rẻ

You can share this post!