news-details
Chọn mua ô tô

Mua bán ô tô cũ Đà Nẵng

Khi nào thay vỏ xe hơi?

Vỏ xe là bộ phận có ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của xe hơi trong quá trình vận hành. Đó cũng là một trong những chi tiết chịu tác động lớn từ bên ngoài và bị ăn mòn tự nhiên nhanh nhất.

Làm thế nào để nhận biết vỏ xe đã đến thời điểm phải thay mới? Câu hỏi này không phải người sử dụng nào cũng có đáp án chuẩn xác.

Kiểm tra và bảo dưỡng vỏ xe thường xuyên, đặc biệt là trước mỗi chuyến đi xa, không chỉ giúp tăng tuổi thọ của vỏ mà còn hạn chế được những nguy cơ tiềm ẩn tai nạn do bộ phận này gây ra. Tạo thói quen chăm chút cho chiếc xe sẽ đem đến kinh nghiệm nhận biết chất lượng của một số chi tiết hay bị ăn mòn, để đưa ra quyết định thay thế hay tiếp tục sử dụng.

Đối với vỏ xe, nếu bạn quan tâm đến nó, bạn sẽ biết những thông tin rất đơn giản nhưng lại hết sức quý giá để khắc phục đúng lúc theo chỉ dẫn mặc định mà nhà sản xuất đã cảnh báo ngay trên vỏ xe. Thông thường, tất cả các loại vỏ xe đều có những biểu tượng và chỉ số hướng dẫn người sử dụng thời điểm phải thay thế mới trong trường hợp không gặp phải sự cố bất thường nào trong quá trình sử dụng.


Trên mỗi chiếc vỏ, nhà chế tạo thường đánh dấu bằng một gờ nhỏ tại đáy của các rãnh giữa gai vỏ để cảnh báo độ mòn của vỏ xe nằm trong giới hạn an toàn. Nếu vỏ mòn đến gờ cao su đó, thì tốt hơn hết là thay mới, vì khi đó khả năng bám đường của vỏ hầu như đã bị triệt tiêu, dẫn đến hiện tượng văng trượt xe khi di chuyển trên những cung đường ẩm ướt.

Khi chiếc xe có cường độ hoạt động ở mức cao và liên tục, bề mặt của vỏ xe rất dễ xuất hiện những biểu hiện bất thường mà người dùng ít kinh nghiệm khó có thể dự đoán được. Trong trường hợp này, bạn nên đưa xe đi kiểm tra lại áp suất vỏ, độ rung và tiếng ồn của xe khi vận hành một cách kỹ lưỡng, để đảm bảo chắc chắn độ an toàn của xe.

Ngược lại, khi xe ít lưu hành, đồng nghĩa với vỏ ít bị mài mòn, nhưng không phải vì thế mà chúng vẫn làm việc tốt sau một thời gian dài. Khuyến cáo từ nhiều hãng vỏ xe cho biết, sau khoảng 5 năm sử dụng thì vỏ phải được kiểm tra kỹ thuật hằng năm tiếp theo đó. Và tối đa sau 10 năm thì nên thay vỏ mới, cho dù vỏ cũ chưa mòn đến chỉ số mài mòn và bề mặt nhìn vẫn có cảm giác an toàn.

Trong quá trình vận hành, vỏ xe của bạn hoàn toàn có thể bị va chạm với vật cứng hoặc bị đâm vào đinh. Khi đó, nếu bị hỏng nặng thì buộc phải thay mới còn không thì bạn có thể sửa chữa hoặc vá lại vỏ để tiếp tục sử dụng. Tuy nhiên, với những chiếc vỏ đã sửa chữa thì việc kiểm tra, đặc biệt là áp suất vỏ, phải được thực hiện thường xuyên hơn.

Khi buộc phải thay vỏ mới, cách đơn giản nhất là xem lại ký hiệu trên vỏ xe cũ để lựa chọn thay thế mới giống như vậy. Tuy vậy, bạn cũng có thể lựa chọn vỏ xe mới theo điều kiện sử dụng hay môi trường hoạt động thường xuyên của chiếc xe, để làm tăng độ bền và mức độ an toàn khi vận hành. Khi đó, để tối ưu hóa quyết định của mình, bạn nên hỏi tư vấn từ các chuyên gia kỹ thuật của thương hiệu xe mà bạn đang sử dụng.

Để luôn có những chuyến đi an toàn và giảm những chi phí phát sinh không cần thiết, cũng như giúp tăng độ bền cho vỏ xe, bạn đừng tiếc thời gian kiểm tra kỹ bộ phận này trước khi lên đường và sau khi kết thúc một hành trình.

Các nguyên nhân khiến động cơ diesel xả khói đen

Khói đen thường xuất hiện ngay khi đạp ga nhưng sẽ mất sau đó vài giây. Bạn dễ dàng bắt gặp hiện tượng này trên những chiếc xe bus cỡ lớn sử dụng máy dầu. Lái xe đạp ga để tăng tốc khi bắt khách hoặc ở giao lộ, nhiên liệu diesel được bổ sung để xe tăng công suất và tốc độ, nhưng ngay lập tức gió không đủ, hỗn hợp thừa nhiên liệu và khói đen xuất hiện. Sau vài giây động cơ làm việc ổn định, khói đen sẽ biến mất. Nhưng nếu xe vẫn xả khói đen liên tục khi chạy trên đường, có thể động cơ đã gặp một trong các vấn đề sau đây.

Tắc lọc không khí, đường ống không đủ thông thoáng hoặc turbo tăng áp làm việc kém hiệu quả. Thiếu ôxy để đốt cháy hết nhiên liệu, khiến khói đen. Hãy vệ sinh sạch lọc gió trước khi đi tìm nguyên nhân khác.

Máy dầu còn xả khói đen khi sử dụng sai nhiên liệu. Không hiếm những trường hợp sử dụng sai nhiên liệu hoặc sử dụng nhiên liệu có chất lượng kém. Do lái xe thiếu kinh nghiệm hoặc cách làm việc tắc trách của nhân viên cây xăng.

Một nguyên nhân nữa là do hệ thống phun nhiên liệu gặp trục trặc. Diesel không được xé tơi do vòi phun kém hoặc áp suất phun không đảm bảo, sai thời điểm phun hoặc phun quá dài làm nhiên liệu cháy không hoàn toàn.

Hệ thống Common-Rail: bình chứa nhiên liệu (Fuel Tank), lọc nhiên liệu (Filter), cảm biến áp suất (Pressure Sensor), bộ điều chỉnh áp suất (Pressure Limiter), vòi phun (Injector)

Xe đã chạy được 160.000-190.000 km hoặc nếu khói đen xả ra không thường xuyên và máy chạy rung, có thể một trong các vòi phun đã gặp sự cố. Vòi phun mòn quá mức làm nhiên liệu có áp suất cao rỉ vào buồng đốt mà không được xé tơi và sẽ không được đốt cháy hoàn toàn.

Hỏng bơm cao áp, tắc lọc nhiên liệu làm áp suất không đủ, nhiên liệu phun vào buồng đốt không hòa trộn tốt với không khí và cháy không hết làm phát sinh khói đen.

Đối với hệ thống common-rail, cảm biến áp suất dầu hỏng, bộ điều chỉnh kẹt, ECU (bộ điều khiển trung tâm) không thể kiểm soát được áp suất hệ thống, tính toán sai lượng phun. Nhiên liệu được cấp vào buồng cháy nhiều hơn mức cần thiết.

Cuối cùng, có thể bộ hơi kém, xi-lanh mòn, xéc-măng không kín, hoặc ghít dẫn hướng van bị mòn. Áp suất khí nén chưa đạt đến giá trị cần thiết để đốt cháy hoàn toàn diesel. Dùng đồng hồ kiểm tra áp suất buồng đốt để có kết luận cuối cùng liệu đây có phải là nguyên nhân của khói đen không.

>> Mua bán ô tô cũ

Thủ tục mua ôtô trả góp

Khách hàng mua xe ô tô trả góp là cá nhân cần:

  • Bản sao giấy chứng minh thư, hộ khẩu của người vay và vợ/chồng;
  • Bản sao giấy đăng ký kết hôn (đối với khách hàng đã lập gia đình);
  • Bản sao giấy chứng nhận độc thân (với khách hàng chưa lập gia đình);
  • Hợp đồng lao động, bảng lương của 2 vợ chồng, bảng lương 3 tháng gần nhất;
  • Hợp đồng mua ô tô (bản gốc), phiếu thu tiền đặt cọc mua bán xe (bản gốc);
  • Bản sao giấy tờ nhà đất, Sổ tiết kiệm, Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần/cổ phiếu hoặc các chứng từ có giá khác (nếu có).

Nếu cá nhân có công ty riêng mà thu nhập chủ yếu từ công ty thì thêm: báo cáo thuế, báo cáo tài chính, bảng lương, bảng chia lợi nhuận từ công ty, giấy phép đăng ký kinh doanh.

Nếu không có hợp đồng làm việc mà chỉ có cửa hàng kinh doanh thì ngân hàng cần kết quả hoạt động kinh doanh của cửa hàng. Khách hàng mua bán ô tô cũ giá rẻ trả góp cũng có thể chứng minh thu nhập bằng hợp đồng cho thuê nhà của chính khách hàng.

Khách hàng mua xe ô tô trả góp là các công ty cần:

  • Bản sao giấy đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận con dấu, đăng ký mã số thuế;
  • Bản sao chứng minh thư của giám đốc, kế toán trưởng, quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng (nếu có);
  • Báo cáo tài chính 1 năm gần nhất, bản sao 1 số hoá đơn đầu ra, đầu vào gần đây nhất;
  • Các hợp đồng kinh tế đã ký kết gần đây;
  • Biên bản góp vốn (nếu là công ty TNHH hoặc công ty cổ phần);
  • Hợp đồng mua ô tô (bản gốc), Bản sao phiếu thu tiền đặt cọc mua bán xe (bản gốc).

Các hồ sơ KH cần cung cấp/ký với ngân hàng:

  • Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ (theo mẫu);
  • CMND/Hộ chiếu của KH còn thời hạn hiệu lực theo quy định của pháp luật (xuất trình bản gốc);
  • Hợp đồng mua bán ô tô;
  • Các giấy tờ chứng minh thu nhập, khả năng tài chính của KH (Hợp đồng lao động, báo cáo tài chính (đối với công ty hoặc hộ kinh doanh cá thể...);
  • Các giấy tờ về tài sản đảm bảo;
  • Hợp đồng tín dụng (theo mẫu);
  • Hợp đồng cầm cố, thế chấp (theo mẫu);
  • Các giấy nhận nợ (theo mẫu);

Tất cả các giấy tờ "theo mẫu", khách hàng sẽ được hỗ trợ. Người mua chỉ cần cung cấp đầy đủ thông tin và hồ sơ.

Cập nhật thêm những thông tin mới nhất và uy tín về thị trường ô tô cũ tại đâu?

Đăng tin, mua bán ô tô cũ trên MuaBanNhanh.com. Xem ngay: Mua bán ô tô cũ

You can share this post!