news-details
Công nghệ ô tô xe hơi

Độ an toàn của xe có phụ thuộc vào số lượng túi khí? Tìm hiểu các loại túi khí trên ô tô

Túi khí - bộ phận an toàn đóng vai trò khá quan trọng cho những người trong xe khi xảy ra tai nạn. Vì thế mà theo suy nghĩ của nhiều người thì xe càng nhiều túi khí thì càng an toàn vì nó giúp bảo vệ tối ưu hơn. Tuy nhiên những chiếc túi khí bản thân không quyết định cho sự an toàn của xe. Những nhân tố chính cho độ an toàn là bộ khung thép và dây đai bảo hiểm. Một thân xe chắc chắn, dày dặn ít túi khí và một chiếc xe có nhiều túi khí có chỉ số an toàn không khác nhau là mấy.

Ngày nay để đảm bảo yếu tố an toàn thì túi khí chỉ hoạt động khi người ngồi vị ví ghế lái hay ghế phụ phải thắt dây đai an toàn. Thêm một yếu tố nữa mà người dùng thắc mắc là trong một số trường hợp. Dù xảy ra va chạm ở tốc độ cao nhưng túi khí vẫn không kích nổ. Nguyên nhân của việc này là vùng va chạm không nằm trong vị trí cảm biến kích nổ túi khí.

Túi khí phía trước không nổ trường nằm trong các trường hợp: Xe bị tông vào đuôi xe từ xe cùng chiều, xe bị lật ngang, xe bị tông ngang hông (có thể nổ túi khí bên). Các trường hợp hạn chế kích nổ túi khí trước thường là: Tông thẳng vào trụ điện ở tốc độ thấp, tông vào gầm xe tải hay Tông vào tường ở phần hông gần đầu xe.

Túi khí trước

Được bật nổ từ phía dưới táp-lô trước mặt người lái và hành khách trong những vụ va chạm trực diện đã trở thành tiêu chuẩn bắt buộc cho tất cả các loại xe trong mua bán ô tô. Một số nhược điểm của loại túi khí này đã được phát hiện trước những vụ chấn thương hay dẫn đến cái chết do sự bật nổ quá mạnh của túi khí và một số nguyên nhân khác như nguy hiểm với trẻ em, nguy hiểm khi vị trí người lái quá gần túi khí… Đến nay, một bộ cảm biến vị trí, sức nặng người lái sẽ quyết định tốc độ và mức độ bật nổ của túi khí trong tình huống cụ thể.

Các hãng xe cũng đã bố trí công tắc bật/tắt túi khí dành cho hành khách phía trước giúp người lái chủ động hơn khi người ngồi ở vị trí này là trẻ em

Túi khi bên

Một túi khí bên có thể kéo dài suốt thân xe cho cả người lái và hành khách, hiệu quả không kém so với tổ hợp túi khí đa điểm.

Loại túi khí này dùng để bảo vệ người lái và hành khách trong những va chạm sườn xe và đặc biệt trong những vụ tai nạn lật xe. Theo IIHS, loại túi khí này đã giảm được 26% chấn thương vai và 37% chấn thương phần đầu cho người trong xe. Chính loại túi khí này cũng là ngòi nổ cho cuộc chạy đua số lượng túi khí. Thay vì chỉ dùng túi khí đơn, nhà sản xuất có thể chia ra làm nhiều vị trí túi khí cho một thân người. Tuy nhiên, thông số trong các vụ thử va chạm cho thấy, không có sự khác biệt giữa tổ hợp túi khí bảo vệ bán thân và đầu với túi khi đơn bảo vệ nửa người. Như vậy một túi khí đơn đủ tiêu chuẩn đã có thể bảo vệ nửa người và che được cả 3 điểm trên cửa sổ cho toàn ghế trước và ghế sau .

Túi khí chân

Những chấn thương ở chân sau vụ tai nạn cũng được các nhà sản xuất quan tâm. Một số xe đã được trang bị thêm túi khí phía dưới sàn xe để bảo vệ đầu gối và ống chân. Tuy nhiên vai trò của túi khí chưa thể hiện một cách rõ ràng và hiệu quả như mong đợi.

Những lưu ý khi sử dụng xe có túi khí

- Không nên để trẻ em ở hàng ghế trước có trang bị túi khí. Bởi lực nổ của túi khí rất mạnh có thể gây chấn thương thậm chí tử vong cho trẻ khi túi khí kích nổ
- Ngồi quá gần túi khí hoặc đặt tay hoặc chân lên túi khí thì đặc biệt nguy hiểm. Túi khí nổ với tốc độ cực nhanh với lực rất mạnh. Chấn thương nghiêm trọng có thể sảy ra nếu có ai đó quá gần với túi khí khi nổ. Ngưới lái nên luôn nắm lấy vành ngoài của tay lái. Hành khách nên luôn để hai chân trên sàn. Hành khách nên chỉnh ghế ngồi xa khỏi túi khí càng xa càng tốt và luôn ngồi ngay trên ghế, tựa lưng vào lưng ghế và thắt dây đai an toàn một cách ngay ngắn.
- Khi đèn cảnh báo hệ thống túi khí bật sáng hoặc chớp liên tục khi xe đang chạy bình thường, hệ thống theo dõi đang báo cho người lái xe biết hệ thống túi khí đang có sai hỏng và cần mang xe đến trạm dịch vụ uỷ quyền để được kiểm tra ngay khi có thể.
- Không được tự ý sửa chữa hoặc can thiệp vào hệ thống túi khí. Điều này có thể làm túi khí nổ bất ngờ hoặc làm vô hiệu hoá hệ thống túi khí.
- Không để bất cứ vật dụng gì phía trước túi khí. Khi túi khí bị kích nổ các vật này có thể bắn trúng hành khách trong xe gây chấn thương nghiêm trọng.

Xem thêm: http://muabannhanhoto.com/cong-nghe-o-to-xe-hoi.html

You can share this post!