news-details
Ôtô cũ
Xe Kia
Hãng xe
Xe Hyundai

So sánh xe ôtô cũ Hyundai i10 và Kia Morning số sàn

So sánh xe ôtô cũ Hyundai i10 và Kia Morning số sàn

So sánh xe ôtô cũ Hyundai i10 và Kia Morning số sàn

So sánh Kia Morning và Hyundai Grand i10: Cuộc chiến xe nhỏ giá rẻ

Thông tin chung

Phân khúc xe nhỏ hạng A càng ngày càng hấp dẫn người tiêu dùng bởi sự tiện dụng và mức giá bán cực kì rẻ. Mặc dù vậy, tại thị trường Việt Nam, đây lại không phải "chiến địa" có sự cạnh tranh khắc nghiệt khi không có nhiều cái tên nổi cộm tham gia và hầu như chỉ là "cuộc đua song mã" giữa hai cái tên Kia Morning và Hyundai i10.

Morning lần đầu tiên đặt chân đến dải đất hình chữ S vào khoảng năm 2007, cho đến nay, qua gần 10 năm hiện diện, mẫu xe nhỏ của Kia ngày càng trở thành sự lựa chọn yêu thích của khách hàng Việt bởi mức giá hợp lý, tiện ích đầy đủ và không ngừng cải tiến, nâng cấp. Thế hệ mới nhất của mẫu xe này là Morning Si vừa được hãng xe Hàn tung ra tại thị trường Việt với hàng loạt tính năng tiện ích không thua gì những mẫu xe ở các phân khúc cao hơn.

Trong khi đó, kể từ khi ra mắt, i10 cũng ngay lập tức lấy được lòng khách hàng bởi thiết kế trẻ trung cùng mức giá rẻ "bất ngờ". Cũng giống như Morning, để đáp ứng tốt nhất nhu cầu cho khách hàng, Hyundai cũng không ngừng cải tiến và nâng cấp cho i10 với phiên bản gần nhất mang tên Grand i10. Thế hệ mới nhất của mẫu hatchback này được giới thiệu tại Việt Nam vào tháng 12/2013 với 4 phiên bản và chỉ sau 2 tuần ra mắt Grand i10 đã đạt doanh số kỷ lục với hơn 1.000 đơn hàng.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ so sánh Kia Morning và Hyundai Grand i10 với hai phiên bản cụ thể là Morning  Si 1.25 AT và Grand i10 1.25 AT để khách hàng có cái nhìn cụ thể hơn về hai mẫu xe vốn là “kì phùng địch thủ” trong phân khúc xe nhỏ hạng A.

  1. Kiểu dáng, thiết kế: Lợi thế cho Grand i10

Kia Morning Si nổi bật với thiết kế hiện đại, trẻ trung bao gồm lưới tản nhiệt mũi hổ đặc trưng được trau chuốt, đèn sương mù dạng thấu kính, đèn báo lùi được thiết kế lại dạng tròn cá tính, cụm đèn sau dạng LED, ống xả kép khỏe khoắn và năng động hơn, gương chiếu hậu ngoài chỉnh điện, gập điện tích hợp đèn báo rẽ thuận tiện, mâm đúc hợp kim nhôm 15 inch.

Trong khi đó, so với mẫu i10 tiền nhiệm, Grand i10 đã có một bước tiến lớn với ngôn ngữ thiết kế "điêu khắc dòng chảy", hướng tới hình mẫu một chiếc xe “supermini” tương tự của châu Âu. Ngoại thất xe nổi bật với cản dưới lớn cùng lưới tản nhiệt hình thang, toàn bộ thân xe được bo tròn phối hợp những đường gân cùng mâm xe hợp kim 8 chấu làm nổi bật thiết kế rộng và cứng cáp của Grand i10.

Về kích thước, Grand i10 có phần nhỉnh hơn Morning Si khi sở hữu số đo dài x rộng x cao lần lượt lớn hơn đối thủ 170mm, 5mm và 30mm. Điều này đồng nghĩa với việc mẫu xe có Hyundai sẽ giành được phần nào lợi thế khi có không gian bên trong xe rộng rãi, thoải mái hơn. Bên cạnh đó, với khoảng sáng gầm xe lớn hơn 15mm, Grand i10 cũng trội hơn đối thủ ở khả năng di chuyển trên một số địa hình khó, gồ ghề.

  1. Nội thất, trang bị tiện nghi của Grand i10 và Kia Morning

Là những phiên bản cao cấp nên chẳng có gì ngạc nhiên khi cả Morning Si và Grand i10 đều được trang bị thêm khá nhiều tính năng tiện ích so với các thế hệ tiền nhiệm trước đó.

Nội thất, trang bị tiện nghi của Grand i10 và Kia Morning

Nội thất, trang bị tiện nghi của Grand i10 và Kia Morning

Morning Si được trang bị ghế da sang trọng, hàng ghế sau có thể gập lại linh hoạt theo tỉ lệ 60:40 giúp tăng thêm không gian cho khoang hành lý. Trên bảng táp-lô, mẫu xe nhỏ này nổi bật khi được trang bị những tính năng không hề thua kém các đàn anh trong “gia đình” Kia, bao gồm: vô-lăng bọc da tích hợp điều khiển âm thanh, hệ thống giải trí được lắp đặp màn hình DVD cảm ứng kết nối USB/Bluetooth, 4 loa tích hợp hệ thống dẫn đường GPS tiện dụng cho những hành trình cùng hệ thống điều hòa tự động, kính cửa điều khiển điện, tự động cửa người lái.

Trong khi đó, nội thất Grand i10 trang bị ghế da kết hợp chất liệu nỉ, các cụm đồng hồ được thiết kế riêng biệt nhau với đồng hồ tốc độ làm điểm nhấn, vô-lăng tích hợp các nút bấm tiện ích, điều khiển thông số hành trình, điện thoại rảnh tay (số tự động). Hệ thống giải trí trên xe trang bị vừa đủ với AM/FM tương thích nghe nhạc MP3, cổng kết nối đa phương tiện AUX/USB, âm thanh 4 loa, đầu đọc đĩa CD và kết nối Bluetooth.

  1. Động cơ và khả năng vận hành giữ Kia Morning và Grand i10 không nhiều khác biệt

Xét về khả năng vận hành, Morning 1.25 Si AT và Grand i10 AT cho thấy sự cân bằng. Cả hai đều sử dụng loại động cơ 1.25 lít Kappa nên thông số kĩ thuật gần như giống nhau.

  1. Trang bị an toàn: Morning Si thắng thế

Về trang bị an toàn, mẫu xe của Kia có phần nhỉnh hơn đối thủ khi trang bị hệ thống chống bó cứng phanh tự động, hệ thống phân phối lực phanh điện tử, dây an toàn các hàng ghế, cảm biến lùi, hệ thống điều khiển từ xa, khóa cửa trung tâm cùng 2 túi khí trước.

Trong khi đó, dù không trang bị nhiều như đối thủ nhưng Grand i10 cũng được cung cấp hệ thống chống bó cứng phanh tự động, cảm biến lùi và 2 túi khí.

Kết luận

Nâng cấp, thay đổi về cả ngoại thất, nội thất lẫn tính năng tiện ích, an toàn nhưng vẫn được bán với mức giá "phải chăng", Kia Morning Si và Hyundai Grand i10 thực sự là hai mẫu xe đáng để khách hàng lựa chọn khi muốn mua một chiếc xe nhỏ gọn, hợp với hầu bao không quá rủng rỉnh. Tuy nhiên, Kia Morning Si sẽ hợp hơn nếu bạn mong muốn một chiếc xe trẻ trung, mềm mại và đầy đủ tính năng, an toàn. Trong khi đó, với những khách hàng mong muốn một chiếc xe hiện đại mang phóng cách châu Âu thì Hyundai Grand i10 sẽ là sự chọn lựa xứng đáng.

Một số mẹo vặt khi chọn mua xe ôtô Kia Morning cũ

Để chọn mua được một chiếc xe ô tô đã qua sử dụng: Mà vẫn hoạt động tốt lại đúng giá, quả là một việc không hề dễ dàng.

Một số mẹo vặt khi chọn mua xe ôtô Kia Morning cũ

Một số mẹo vặt khi chọn mua xe ôtô Kia Morning cũ

Bạn nên làm tham khảo những mẹo vặt sau đây:

  1. Tìm kiếm thông tin

Tìm kiếm thông tin trước khi mua xe cũ là điều quan trọng. Hãy xem các quảng cáo bán xe cũ qua mạng hoặc các tạp chí ôtô, hoặc hỏi người quen để khảo giá model mà bạn muốn mua. Điều này sẽ giúp bạn không bị mua hớ – những cũng nên cẩn trọng nếu giá quá thấp.

Ngoài ra, bạn cũng nên tính đến túi tiền của mình bao gồm bảo hiểm, lệ phí, và các chi phí sử dụng xe khác. Nếu bạn phải vay tiền để mua xe thì càng nên tìm kiếm kỹ nguồn vay với lãi suất thấp nhất.

  1. Gọi điện cho người bán

Chuẩn bị một danh sách các câu hỏi để hỏi người rao bán xe, ghi lại một số lưu ý khi nói chuyện với họ.

  • Thời gian sở hữu xe? chủ sở hữu là cá nhân hay công ty?
  • Xe có thế chấp ngân hang hay không? đã nộp bảo hiểm chưa?
  • Tình trạng xe?
  • Lý do bán xe?
  • Xe đã bị tai nạn bao giờ chưa?
  • Có những trang thiết bị gì?

Bạn cũng nên hỏi số cố định của người bán chứ không chỉ số di động.

  1. Đến trực tiếp xem xe

Luôn đến xem xe tại nhà người bán. Đừng nên gặp họ ngoài đường, hoặc các địa chỉ khác ngoài địa chỉ nhà họ đang ở. Nếu mua qua Showroom thì, nhất là trong thời buổi nhà nhà làm Showroom thì càng thận trọng bạn càng tiết kiệm được tiền bạc và không bị mua những chiếc xe “của nợ” trước khi quá muộn.

Mang theo tờ thông tin quảng cáo bán xe và tờ ghi lại những gì bạn đã hỏi người bán qua điện thoại. Điều này sẽ giúp bạn kiểm tra các thông tin chi tiết như số km đã đi, bảo hiểm…

  1. Kiểm tra xe

Một điều bắt buộc khi mua xe là bạn phải kiểm tra kỹ càng xem có lỗi hoặc hư hỏng nào không. Hãy làm theo những bước sau để đảm bảo mọi thứ được kiểm tra cẩn thận: Làm một cuộc điều tra lịch sử xe là một đầu tư thông minh khi bạn quyết định mua xe.

  • Không kiểm tra xe khi trời tối hoặc mưa vì bạn sẽ khó phát hiện các vết xây sát, rỉ sét và các vết hỏng hóc khác.
  • Nếu có thể, hãy xem qua cái xe trước khi bạn gõ cửa nhà người bán, như thế bạn sẽ có cơ hội xem kỹ mà không bị người bán là sao nhãng.
  • Hãy khởi động xe khi động cơ còn lạnh nhằm phát hiện các lỗi khởi động và khói thải dễ dàng hơn.
  • Xem từng bánh xe và nhìn dọc theo chiều dài xe. Cả hai bánh trước phải thẳng với bánh sau. Nếu không, xe có thể đã bị tai nạn và có chỉnh sửa khung gầm.
  • Kiểm tra khoảng cách giữa các tấm ốp xem có cân không. Nếu không, chiếc xe có thể đã được tân trang lại không cẩn thận hoặc đã bị tai nạn.
  • Kiểm tra lốp xe. Chúng có còn ở điều kiện tốt hay không? Độ sâu ta lông lốp xe theo tiêu chuẩn Anh là 1,6mm.
  • Kiểm tra bên dưới xe, dưới nắp capô, và dưới thảm trải sàn xem có rỉ sét hoặc dấu hiệu cho thấy chiếc xe đã bị va chạm, chẳng hạn như vết hàn.
  • Khi vào bên trong xe, hãy xem dây an toàn có hoạt động tốt không; tay lái và bảng điều khiển có chính xác không. Luôn đảm bảo là ghế trước và các nút bấm hoạt động tốt.
  • Bên dưới nắp capô, hãy tìm xem có dấu hiệu rò rỉ trên mặt và bên dưới động cơ hay không. Sử dụng que thăm dầu để kiểm tra lượng dầu. Nếu lượng dầu thấp, chứng tỏ chủ xe không chăm sóc xe cẩn thận.
  • Nếu có thể, bạn nên tìm một gara có uy tín hoạc quen biết (bạn phải tìm hiểu kỹ) để nhờ kiểm tra và tư vấn giúp.
  1. Lái thử

Bạn không nên mua xe mà không lái thử. Trước khi thực hiện lái thử, bạn hãy quay tay lái từ bên này sang bên kia để đảm bảo không có tiếng kêu lọc xọc, hay rít.

Kiểm tra phanh tay. Kéo phanh nhẹ nhàng, nếu nó không làm xe dừng chứng tỏ có hỏng hóc.

Lái thử trên càng nhiều bề mặt đường khác nhau càng tốt. Sử dụng tất cả các số, và kiểm tra chuyển số có nhanh và êm hay không.

Hãy lắng nghe xem có tiếng ồn lạ từ động cơ, đừng để người bán làm bạn mất tập trung bằng cách nói chuyện hay bật radio.

  1. Thỏa thuận giá

Giành vài phút để nhớ những lỗi của xe mà bạn cần phải sửa chữa, thay thế. Sử dụng nó để mặc cả giá với người bán.

Khi đã đồng ý mua bán, bạn yêu cầu bên bán làm các thủ tục cần thiết như, giấy mua bán trao tặng theo mẫu và xác nhận của địa phương nơi cư trú, biên bản bàn giao xe và giấy tờ hai bên, hợp đồng mua bán kiêm thanh lý xe (nếu là xe sở hữu cá nhân). Đối với xe có đơn vị chủ quản phải có quyết định bán xe, hóa đơn tài chính, hợp đồng mua bán và các thủ tục bàn giao như trên. Các giấy tờ đều lập thành bốn bản (tối thiểu hai bản) cho bạn và cho người bán. Lưu ý ghi rõ địa chỉ người bán và chi tiết xe trên cả hai tờ hóa đơn.

>> Xem thêm: Tư vấn định giá xe ôtô Kia Morning cũ

Tại sao phải bảo dưỡng xe ôtô theo định kỳ?

Tại sao phải bảo dưỡng xe ôtô theo định kỳ?

Tại sao phải bảo dưỡng xe ôtô theo định kỳ?

  1. Ý nghĩa của việc bảo dưỡng định kỳ

Bảo dưỡng định kỳ được hiểu là những công việc cần phải thực hiện kiểm tra, thay thế hoặc điều chỉnh lại sau một thời gian hoạt động nhất định của xe mà nó được quy định bởi các nhà sản xuất xe ô tô.

Mục đích của việc bảo dưỡng định kỳ là nhằm:

Phát hiện & xử lý các sự cố hư hỏng tiềm ẩn có thể xảy ra trong tương lai gần một cách kịp thời, để duy trì cho xe luôn ở tình trạng an toàn nhất. Khi xe vận hành trong các điều kiện môi trường như đường xá (bằng phẳng hay mấp mô), khí hậu (thất thường, ẩm thấp, nhiều hóa chất), nhiệt độ… trực tiếp tác động lên các chi tiết, hệ thống của ô tô làm cho chúng có khả năng phát sinh các hư hỏng hoặc dần dần tạo thành các hư hỏng tiềm ẩn mà thông thường nếu không kiểm tra chúng ta sẽ không thể phát hiện được. Do vậy, khi xe bảo dưỡng định kỳ các Kỹ thuật viên sẽ phải sử dụng các thiết bị chẩn đoán chuyên dùng để quét các lỗi (nếu có) của các hệ thống điều khiển điện tử trên xe, ngoài ra với các lỗi về phần cơ khí, cơ học thì có thể kiểm tra bằng cách quan sát cũng như tác động trực tiếp.

Tăng tuổi thọ của xe: Thông thường một chiếc xe ô tô được cấu thành từ hơn 20 nghìn chi tiết, các chi tiết này được lắp ghép với nhau theo các nguyên tắc nhất định (lắp chặt – mối ghép tĩnh, lắp bằng khâu khớp hoặc lắp nồng ghép – mối ghép động…), trong đó đối với các mối ghép dạng khâu khớp và lắp nồng ghép giữa hai hoặc nhiều chi tiết thì các chi tiết có sự chuyển động tương đối với nhau (ví dụ: piston chuyển động trong xy lanh động cơ, khớp các đăng trục dẫu động, khớp cầu rô tuyn lái…). Sự chuyển động tương đối trong các mối ghép động giữa các chi tiết sẽ sinh ra các chất bẩn (mạt kim loại, dầu mỡ…) do tác động của ma sát, các bề mặt này cũng bị bào mòn dần theo thời gian, nếu chúng ta không thực hiện việc bảo dưỡng để loại bỏ các chất bẩn sinh ra trong quá trình hoạt động đó thì hiện tượng mài mòn kim loại giữa các chi tiết cũng sẽ diễn ra nhanh hơn. Ngoài ra, do tác động của các loại hóa chất có trong môi trường cũng sẽ sinh ra hiện tượng ăn mòn hóa học và chúng ta cần vệ sinh các bề mặt kim loại thường xuyên tiếp xúc với không khí, hóa chất để đảm bảo bề mặt các chi tiết kim loại luôn được được bảo vệ một cách tốt nhất.

Tiết kiệm chi phí cho người sử dụng: Như vậy qua hai phân tích ở trên chúng ta có thể thấy nếu việc bảo dưỡng định kỳ không được thực hiện đúng thì xe có thể bị phát sinh các lỗi hư hỏng lớn mà ta không thể kiểm soát được. Các hư hỏng này thường có chi phí cao hơn nhiều so với chi phí bảo dưỡng. Mặt khác, khi các chi tiết có chuyển động tương đối với nhau không được bảo dưỡng làm sạch thường xuyên thì quá trình chuyển động của xe sẽ không được trơn chu do ma sát sinh ra giữa các bề mặt là rất lớn, hậu quả là tiêu tốn nhiên liệu cho xe.

Tạo sự thoải mái và thích thú mỗi khi lái xe: có một điều chắc chắn rằng mỗi chúng ta đều cảm thấy khó chịu khi phải ngồi lái trên chiếc xe mà thường xuyên nghe được các tiếng ồn lạ, xe ì, ga không mượt … những hiện tượng này thậm chí còn làm cho chúng ta cảm thấy stress hơn khi lái chiếc xe đó sau một ngày làm việc căng thẳng.

Do vậy, hãy bảo dưỡng xe đúng định kỳ một cách thường xuyên để chiếc xe thân yêu của bạn luôn hoạt động ở trạng tốt nhất, tạo cho chúng ta niềm vui, sự thích thú và cảm giác hưng phấn mỗi khi lái xe trên đường.

Đáp ứng được các yêu cầu về chính sách bảo hành của nhà sản xuất: Trong chính sách bảo hành của tất cả các nhà sản xuất xe ô tô đều có quy về trách nhiệm của chủ xe khi sử dụng đó là phải thực hiện việc bảo dưỡng đúng định kỳ theo yêu cầu của nhà sản xuất khuyến cáo. Khi bạn sử dụng xe mà không thực hiện các quy định này, nếu có phát sinh hư hỏng liên quan đến chất lượng sản phẩm thì họ có quyền từ chối trách nhiệm bảo hành đối với xe của bạn, do vậy hãy thực hiện tốt các quy định theo đung hướng dẫn để luôn nhận được các quyền lợi về bảo hành theo đúng chính sách của nhà sản xuất.

  1. Khi nào cần phải thực hiện việc bảo dưỡng xe?

Bảo dưỡng theo đúng chu kỳ của nhà sản xuất khuyến cáo. Thông thường chu kỳ bảo dưỡng cần được thực hiện sau mỗi 5.000 km hoặc 03 tháng sử dụng.

Khi có đèn cảnh báo, nhắc bảo dưỡng hoặc các dấu hiệu cánh báo khác như: mòn phanh, tiếng ồn, nhao lái, rò rỉ dầu mờ, nước làm mát…

Đèn cảnh báo “SERVICE ENGINE SOON” nhắc lái xe biết đã đến kỳ thực hiện bảo dưỡng. Sau lỗi lần bảo dưỡng kỹ thuật viên sẽ cài đặt lại chế độ cảnh báo cho lần tiếp theo và xóa đèn báo.

Sau khi xe làm việc trong điều kiện khắc nghiệt như môi trường bị ngập nước, có nhiều muối, axit, môi trường ẩm ướt…

Xe để lâu không hoạt động (trên 1 tháng).

Các cụ ta cũng có câu “của bền tại người”. Tuổi thọ của một chiếc xe có được kéo dài hay không ngoài chất lượng sản phẩm của nhà sản xuất thì sự chăm sóc và bảo dưỡng của người sử dụng là một yếu tố quan trọng và có tính quyết định lớn. Chúng ta hãy thường xuyên thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng xe theo đúng khuyến cáo để “phòng bệnh” sẽ tốt hơn khi phải “chữa bệnh”.

Đăng tin mua bán xe Kia Morning nhanh chóng, được giá ở đâu?

Tham khảo đầy đủ các Giá Xe Kia Morning từ cộng đồng mua bán chuyên nghiệp tại Muabannhanh.com - Xem ngay: Xe Kia Morning

>> Xem thêm:

Kinh nghiệm mua xe ô tô Kia Morning cũ bạn nên biết

 

You can share this post!