news-details
Chọn mua ô tô
Xe Mazda
Xe Kia
Hãng xe

Kia K3 và Mazda 3 - dòng xe nào đáng mua trong phân khúc xe Sedan

So sánh Mazda 3 và Kia K3: Dòng xe sedan nào đáng mua nhất

Nhắc đến phân khúc sedan hạng C thì không thể bỏ qua hai tên tuổi đình đám Mazda 3 và Kia K3. Vậy trong hai mẫu xe sedan này thì nên chọn xe nào. Hãy theo dõi bài so sánh dưới đây để có câu trả lời nhé.

1/ Giá bán

Ở thời điểm hiện tại, giá bán của hai mẫu xe lắp ráp trong nước bởi Thaco Trường Hải được công bố như sau:

  • Mazda 3 sedan 2.0 AT 2015: 849 triệu
  • Kia K3 2.0 AT 2013: 715 triệu

Đối với Mazda 3 2.0 AT, 849 là con số mới sau đợt giảm giá vào tháng 02/2016, dù vậy K3 2.0 AT rõ ràng vẫn có được lợi thế khá lớn nhờ mức chênh lệch hơn 130 triệu.

2/ Ngoại thất

Mang phong cách thiết kế mới của mỗi hãng, cả Kia K3 và Mazda 3 sedan đều gây ấn tượng mạnh với vẻ ngoài trẻ trung, lịch lãm và hiện đại. Kia K3 với ngoại thất gồm lưới tản nhiệt mũi hổ đặc trưng, đèn pha lớn với dải LED chiếu sáng ban ngày cá tính, đèn sương mù cứng cáp, mâm xe 5 chấu kép cách điệu cùng cánh gió thể thao ở đuôi xe.

Xe Kia K3 mới 

Xe Kia K3 mới

Trong khi đó, Mazda 3 sedan nổi bật với ngôn ngữ thiết kế KODO, lấy cảm hứng từ hình dáng chuyển động của loài báo đốm. Ngoại thất với phần đầu xe dài, lưới tản nhiệt cỡ lớn với đường viền mạ cờ-rôm nối liền với cặp đèn pha tạo cảm giác liền khối. Phần đuôi xe nổi bật với cụm đèn hậu dạng LED kéo dài sang 2 bên.

Mazda 3 mới

Mazda 3 mới

Xét về kịch thước, tuy cả Mazda 3 sedan và Kia K3 đều sở hữu chiều dài cơ sở như nhau (2700mm) nhưng mẫu xe có nguồn gốc từ Nhật lại nhỉnh hơn đối thủ lần lượt 20 x 15 x 5 mm ở kích thước dài x rộng x cao. Bên cạnh đó, với việc sở hữu khoảng sáng gầm xe hơn đối thủ 10mm, Mazda 3 sedan còn chiếm ưu thế với khả năng di chuyển thuận tiện hơn trên các dạng địa hình khác nhau.

3/ Nội thất

Mở cửa và bước vào cabin bạn sẽ bắt gặp hai trường phái khác biệt hoàn toàn. Tone màu đen mạnh mẽ đi cùng những đường nét gãy gọn bộc lên cá tính “bộc trực” cho Mazda 3. Đối lập với đó là khoang lái có phần trang nhã, thanh lịch nhờ màu sắc dịu nhẹ và sự thanh thoát trong phong cách thiết kế. Điều này phần nào thể hiện định hướng đối tượng khách hàng của hai nhà sản xuất: Mazda tập trung hướng đến đối tượng trẻ trung và K3 sẽ là chiếc xe thiên về phục vụ cho gia đình.

Dù rằng không có kiểu dáng đậm chất thể thao hay độ ôm sát thoải mái như đối thủ, nhưng Kia K3 2.0 AT đã đáp trả bằng cách bổ sung trang bị tiện nghi dành cho người sử dụng. Ghế lái ở K3 có thể chỉnh điện 10 hướng, tích hợp nhớ 2 vị trí so với Mazda 3 chỉ có chức năng chỉnh điện, và cả hai đều có hỗ trợ điều chỉnh thắt lưng.

Bên cạnh đó tất cả ghế ngồi ở hai mẫu xe đều được bọc da sang trọng, hàng ghế sau đồng thời có tỉ lệ gập 60:40, bệ tì tay trung tâm nhưng hành khách của Mazda 3 sẽ cảm thấy bị bỏ rơi khi không có được hốc gió phụ phía sau như ở Kia K3.

Chiếc sedan Nhật bản xuất hiện với bảng tablo cân xứng và các chi tiết được tạo hình khá gọn gàng, dứt khoát liền lạc với phần cửa xe, cụm nút bấm được tinh giản tối đa và việc điều khiển đảm nhiệm bởi màn hình cảm ứng 7-inch đặt ở vị trí khá cao. Đối thủ Hàn Quốc lại dồn sự tập trung về phía ghế tài nhờ những đường cong mềm mại nối tiếp nhau, bảng điều khiển trung tâm bố trí vừa tầm tay và có độ chếch giúp người lái thuận tiện hơn khi thao tác.

Tay lái của Mazda 3 2.0 AT và K3 2.0 AT khá đồng điệu bởi thiết kế ba chấu bọc da, tích hợp các nút chức năng như điều chỉnh âm thanh, thao tác giải trí, kết nối đàm thoại rảnh tay và đi cùng hai lẫy chuyển số phía sau.

Cụm đồng hồ hiển thị đại diện cho hai lối thiết kế thường gặp ở những mẫu xe ngày nay, Mazda 3 chọn cách đặt cụm vòng tua giữa hai màn hình đa thông tin trong khi Kia bố trí hai cụm vận tốc/vòng tua đối xứng qua màn hình TFT.

Và Mazda đã bổ sung một màn hình hiển thị tốc độ HUD trên kính chắn gió như một cách để làm đối trọng với hệ thống điều khiển hành trình Cruise Control/Giới hạn tốc độ vốn là trang bị tiêu chuẩn cho mọi phiên bản K3.

4/ Động cơ – Vận hành

Hai khối động cơ bám sát nhau từng chút một, các thông số không quá chênh lệch và Mazda cũng như Kia đều sử dụng hộp số tự động 6 cấp. Cùng nhằm giúp việc di chuyển tiết kiệm nhiên liệu nhưng nếu K3 trang bị 3 chế độ lái (Comfort – Sport – Normal) thì Mazda có chức năng khởi động thông minh i-stop hiện đại.

Tay lái ở cả hai mẫu xe đều là kiểu trợ lực điện, cho khả năng vận hành nhanh nhạy linh hoạt ở đô thị. Tuy vậy K3 được người dùng đánh giá là khá bồng bềnh khi lăn bánh trên 80 km/h và độ cách âm chưa thật sự tốt lúc đi vào đường kém bằng phẳng. Về phần Mazda 3 cho cảm giác vào cua đầm chắc, nhưng hệ thống treo khá cứng khiến hành khách đôi chút khó chịu nếu xe di chuyển qua các mô đất, ổ gà.

5/ Trang bị an toàn

Về trang bị an toàn, cả Mazda 3 sedan và Kia K3 đều trang bị những tính năng nổi bật như hệ thống chống bó cứng phanh tự động, hệ thống phân phối lực phanh điện tử, cảm biến lùi, hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp. Tuy nhiên, Mazda 3 sedan lại nhỉnh hơn đối thủ khi trang bị 6 túi khí, trong khi đối thủ chỉ có 2.

>> Xem thêm: Tư vấn định giá xe ôtô Kia Morning cũ

6/ Kết luận

Với hầu bao khoảng trên dưới 800 triệu đồng, cả Mazda 3 sedan và Kia K3 chính là 2 sự lựa chọn hợp lí cho khách hàng Việt. Tuy nhiên, với những ai mong muốn một chiếc xe vừa trẻ trung những cũng không kém phần thực dụng, thì Mazda 3 sedan với thiết kế đậm chất Nhật Bản sẽ là lựa chọn phù hợp. Mặt khác, với những khách hàng kì vọng sở hữu một chiếc xe năng động, hiện địa và mạnh mẽ nhưng lại rẻ hơn thì Kia K3 mới là cái tên xứng đáng.

Những vấn đề tài chính cần lưu ý trước khi mua ôtô

Ngày càng nhiều người mơ về việc sở hữu một chiếc ôtô song không phải ai cũng suy nghĩ thấu đáo trước khi xuống tiền.

1/ Khả năng 'nuôi' xe

Trước khi mua, phải đảm bảo rằng bạn hoàn toàn đủ tiền để trang trải chi phí cho chiếc xe khi sau khi đem về nhà. Các chuyên gia khuyên rằng toàn bộ chi phí liên quan đến chiếc xe không nên chiếm quá 15 đến 20% thu nhập hàng tháng, từ tiền xăng, gửi xe, bảo hiểm, phí đường bộ, đăng kiểm, chi phí sửa chữa phát sinh... Hiện nay, phí bảo trì đường bộ dành cho xe cá nhân dưới 10 chỗ ngồi là 130.000 đồng mỗi tháng; phí đăng kiểm một lần 360.000 đồng mỗi năm. Cộng thêm các loại chi phí khác, những người sử dụng xe ở mức trung bình cho biết họ tốn khoảng 3 đến 5 triệu đồng mỗi tháng để "nuôi" xe.

Lưu ý khi mua xe ôtô

Lưu ý khi mua xe ôtô

2/ Xe mới hay xe cũ

Chắc chắn rằng xe mới luôn có chất lượng tốt hơn xe ôtô cũ giá rẻ. Thậm chí các phiên bản mới được bổ sung những cải tiến mà xe cũ hơn một vài năm cũng không có. Tuy nhiên, giá cả là vấn đề khiến người sắp mua xe phải suy nghĩ lại. Ở Việt Nam, xe mới chịu phí trước bạ từ 10 đến 15% tùy tỉnh thành. Trong khi đó, với xe cũ đăng ký từ lần thứ hai trở đi, khoản phí trước bạ chỉ là 2%. Thêm vào đó, giá trị xe cũ để tính phí cũng giảm nhiều so với xe mới. Ví dụ, với một chiếc xe cũ có tuổi thọ trên 3 năm, giá trị xe để tính phí trước bạ chỉ bằng một nửa so với xe mới. Tính ra, chủ xe có thể tiết kiệm cả trăm triệu đồng nếu mua hàng đã qua sử dụng.

3/ Nguồn tiền mua xe

Khi đã quyết định có nên mua xe hay không, bạn cần bảo đảm mình đã thu xếp một cách hợp lý số tiền bỏ ra để đưa xe về nhà. Nếu có sẵn tiền mặt, việc mua xe rất dễ dàng. Nhưng nếu phải vay để mua xe, bạn cần đảm bảo tìm được nguồn cho vay tốt nhất, với lãi sất thấp nhất và các điều khoản cho vay có lợi nhất với người mua. Trên tờ Wall Street Journal, chuyên gia khuyên rằng nếu bạn phải vay ngân hàng để mua xe, khoản vay nên được trả hết trong vòng 3 đến 5 năm.

4/Thời điểm mua

Nếu mua xe từ các công ty, bạn nên mua xe vào tháng 12. Các chuyên gia khuyên rằng đây là thời gian các công ty chạy đua về doanh số để hoàn thành chỉ tiêu cả năm. Do đó họ sẽ trở nên dễ tính hơn khi bạn trả giá.

Nếu không chờ được đến cuối năm, bạn hãy mua vào ngày 30, khi các đại lý xe muốn có con số doanh thu đẹp cho tháng này. Ngoài ra, nên đến gặp người bán vào sáng đầu tuần. Cuối tuần là thời gian khách hàng đổ xô đi xem xe, do đó người bán sẽ trở nên "kiêu" hơn bình thường và dễ dàng phớt lờ những lời mặc cả.

5/ Luyện mặc cả trước khi gặp người bán

Mua xe cũ hay xe mới, bạn đều có thể mặc cả, nhất là với xe đã qua sử dụng. Tham khảo giá chung trên thị trường trước khi gặp người bán, bạn sẽ không bị người bán "qua mặt" với giá trên trời. Với các loại xe cũ cùng loại, cùng đời, giá cả có thể chênh lệch hàng chục triệu đồng ở nơi này so với nơi kia.

>> Xem thêm: So sánh Kia K3 và Mazda 3

7 vấn đề về hộp số không thể bỏ qua

Nếu không được sửa chữa, các vấn đề hộp số sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Ngay khi phát hiện những dấu hiệu ban đầu, bạn cần nhờ thợ cơ khí kiểm tra xe sớm. Sau đây có thể là các dấu hiệu của hộp số đang gặp trục trặc.

Hộp số xe ô tô

Hộp số xe ô tô 

1/ Đèn báo kiểm tra động cơ (Check Engine Light) sáng

Đèn kiểm tra động cơ là dấu hiệu đầu tiên cho biết một bộ phận nào đó – trong đó có hộp số - đang gặp vấn đề. Các cảm biến trên khắp ô tô báo cho hệ thống máy tính biết khi có bất cứ điều gì bất thường xảy ra và một số cảm biến được đặt trong hộp số của xe. Các cảm biến này có thể nhận ra các rung động, giật lắc nhỏ nhất mà bạn có thể không cảm thấy. Đừng bao giờ cho rằng đèn báo kiểm tra động cơ bật sáng mà không có lý do.

2/ Âm thanh nặng nề, ồn ào hoặc rên rỉ

Tiếng ồn hộp số có thể khó xác định nhưng những âm thanh này thường nghe như tiếng rên rỉ, ồn ào hoặc nặng nề. Nếu bạn nghe thấy âm thanh lạ mà chưa từng nghe thấy trước đó, tốt nhất là hãy đưa xe đi kiểm tra.

3/ Rung lắc hoặc tiếng nghiến rít

Ô tô của bạn không nên bị lắc hoặc giật và bạn không nên nghe thấy tiếng nghiến rít. Đây đều là những dấu hiệu của sự cố hộp số. Với hộp số sàn, dấu hiệu cảnh báo phổ biến nhất là tiếng rít ken két khi sang số. Nếu điều này xảy ra sau khi bạn nhấn côn và sang số, đây cũng có thể là một dấu hiệu côn bị lỗi. Bạn cần phải đưa xe đi kiểm tra ngay.

Với hộp số tự động, nhiều khả năng bạn sẽ thấy khó gài số ngay lần đầu tiên. Khi vấn đề nặng hơn, bạn sẽ nhận thấy xe rung lắc. Một lần nữa, hãy mang ô tô đi kiểm tra.

4/Tiếng ồn ở số N

Nếu bạn nghe thấy âm thanh va chạm khi xe hơi đang ở số N, vấn đề có thể đơn giản chỉ là dầu hộp số ít hoặc bị bẩn. Nếu đổ thêm dầu không có tác dụng, dầu có thể bị bẩn hoặc có bộ phận nào đó trong hộp số bị hao mòn - thường là các vòng bi, bánh răng đảo chiều hoặc bánh răng.

5/ Sự ngập ngừng

Các chuyên gia tư vấn kinh nghiệm ô tô cho biết nếu xe có hiện tượng ngập ngừng khi sang số, thường là có vấn đề ở côn. Nhưng nếu xe không sang số trơn tru, đây có thể là một dấu hiệu của hộp số đang gặp trục trặc. 

6/ Mức dầu thấp hoặc bị rò rỉ

Rò rỉ dầu hộp số là một trong những dấu hiệu đáng tin cậy nhất báo hiệu vấn đề hộp số. Đừng bao giờ bỏ qua dấu hiệu này. Nếu để dầu tiếp tục rò rỉ, bạn có thể gây ra thiệt hại đáng kể cho hộp số. Bạn có thể dễ dàng xác định rò rỉ dầu hộp số. Dầu sẽ có màu đỏ tươi và có mùi hơi ngọt, nếu tất cả mọi thứ đều vận hành đúng cách. Nếu chất lỏng trông tối màu hoặc có mùi khét, bạn nên nhờ thợ cơ khí thay dầu mới.

7/ Xe không vào số

Điều này cũng có thể là một vấn đề về dầu, do vậy, cần kiểm tra để chắc chắn rằng dầu đang ở mức độ thích hợp. Đây cũng có thể là một vấn đề với các liên kết côn, các loại cáp chuyển đổi hoặc các hệ thống máy tính.

Tham khảo thông tin mua bán xe ôtô nhanh chóng, được giá ở đâu?

Tham khảo đầy đủ các giá xe ôtô từ cộng đồng mua bán chuyên nghiệp tại MuaBanNhanh.com- Xem ngay: Kia K3 cũ

 

You can share this post!