Chọn mua ôtô Toyota cũ trả góp những lưu ý không thể bỏ qua
Mua xe ôtô Toyota cũ trả góp là việc người mua chỉ thanh toán cho người bán một số tiền nhất định thấp hơn giá trị chiếc xe, số tiền chưa thanh toán sẽ đi vay từ ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng, số tiền này sẽ được trả dần theo định kỳ cho đến khi thanh toán hết. Các khoản vay nhiều hay ít, lãi suất và thời gian trả định kỳ hàng tháng là bao nhiều tùy thuộc vào thỏa thuận của người vay và người đi vay.
Mặc dù khi mua xe ô tô trả góp, người mua không cần phải bỏ ra 100% giá trị chiếc xe mà vẫn sở hữu được một chiếc xe mới hoàn toàn, trong khí đó chỉ cần kiên nhẫn tích góp đủ tiền để trả nợ. Tuy nhiên, khoản nợ chính là yếu tố quan trọng nhất mà những người chưa đủ điều kiện tài chính cần phải cân nhắc cẩn thận:
Nên cân đối tài chính và tính toán kỹ càng để tránh bị áp lực từ những khoản nợ, thậm chí mất khả năng chi trả, dẫn đến phải bán xe để trả nợ.
Cần lưu ý nguồn thu nhập hàng tháng ổn định của bản thân để chọn hình thức vay trả góp cho phù hợp. Nếu có thể, không nên vay với tỷ lệ quá lớn trên tổng giá trị chiếc xe mong muốn sở hữu. Kèm theo đó là hàng tháng nên chủ động dành ra số tiền nhất định cộng với phần dự phòng khi lãi suất tăng để trả cho ngân hàng đúng hẹn, việc này không những tránh bị phạt trả chậm mà còn góp phần tạo “hồ sơ sạch đẹp” cho những lần vay sau (nếu có).
Có thể chọn giải pháp mua xe ô tô trả góp mặc dù có đủ tiền thanh toán vì bạn có thể dùng tiền đầu tư vào việc khác mang lại lãi suất cao hơn để tạo thêm thu nhập trả nợ.
Người mua xe phải có đủ năng lực pháp lý, năng lực tài chính, tài sản đảm bảo hoặc có người bảo lãnh để có thể mua xe ô tô trả góp. Có thể dùng chính chiếc xe mình mua để làm tài sản đảm bảo cho việc mua ô tô trả góp.
Nên kiểm tra cẩn thận các điều khoản ghi trong hợp đồng vay vốn để tránh các chi phí liên quan hoặc phát sinh ngoài dự kiến làm bạn mất khả năng chi trả hoặc bị lạm dụng như: phí đăng ký xe, chi phí thuế trước bạ, phí đăng kiểm, bảo hiểm xe, phí bảo hiểm với khoản vay, các loại bảo hiểm khác, phí bảo trì đường bộ, phí trông gửi xe, phí bảo dưỡng và các phí khác mà bên vay quy định tùy thuộc vào tổng giá trị chiếc xe.
Cần đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng với ngân hàng, đặc biệt chú ý phần lãi suất, thời gian thay đổi lãi và đặc biệt công thức tính lãi suất khi thay đổi, thông thường các ngân hàng hay để chung chung là: lãi suất thay đổi 3 tháng/lần theo thông báo của ngân hàng trong từng thời kỳ.
Xem xét lựa chọn mức lãi suất phù hợp với khả năng chi trả, hiện nay có 2 hình thức lãi suất phổ biến:
Nếu chọn phương án vay vốn theo mức lãi suất thả nổi, để hạn chế những rủi ro do những biến động về lãi suất trong quá trình trả nợ, bạn nên chon mức phần trăm trả góp cho giá trị của chiếc xe ở mức an toàn: thông thường chỉ nên vay từ 30% đến 60% giá trị chiếc xe.
Tốt nhất nên để; “lãi suất thay đổi 3 tháng/lần theo công thức: lãi suất tiết kiệm trả sau 12 tháng theo công bố của ngân hàng tại thời điểm thay đổi + biến đổi nhất định. Các quy định phạt khi trả trước, trả chậm, chỗ nào chưa hiểu cần yêu cầu ngân hàng giải thích rõ để thay đổi hoặc đàm phán lại.
Chú ý các loại thuế, phí mà ngân hàng đưa ra, để ý việc ngân hàng sẽ giải ngân theo giấy hẹn hay theo đăng ký gốc của xe.
Cần tìm những ngân hàng có thế mạnh trong việc cho vay trả góp mua xe ôtô (thủ tục giải quyết chuyên nghiệp và nhanh gọn hơn, lượng vay lớn, lãi suất ưu đãi hơn,…).
Nên tìm mua xe ở những nơi có uy tín như các đại lý của chính hãng hoặc đi vay tại các ngân hàng lớn… để tránh các rủi ro phát sinh khi giao dịch và các dịch vụ chăm sóc khách hàng, hậu mãi cũng tốt hơn.
Nên tham khảo, kiểm tra và so sánh về giá cả, những ưu đãi và lãi suất một cách cẩn thận từ thông tin của các trang web rao vặt tin cậy chuyên về bán xe ô tô, website các ngân hàng… để có sự lựa chọn tốt nhất.
>> Xem thêm: Xe Toyota
Quy trình mua ôtô Toyota cũ trả góp đơn giản
Bạn cần mua một chiếc ô tô làm phương tiện để phục vụ việc đi lại, giao dịch, tuy nhiên vẫn muốn dùng tiền để đầu tư kinh doanh, làm ăn. Và bạn muốn vay tiền để mua ôtô, tuy nhiên không biết chuẩn bị những thủ tục, giấy tờ gì để làm thủ tục. Vậy Mua Bán Nhanh Ô Tô sẽ tư vấn cho bạn hoàn thiện hồ sơ một cách nhanh chóng nhất.
Vậy mua ô tô trả góp cần những thủ tục gì? Lãi suất bao nhiêu? Khoản tiền phải trả hàng tháng thế nào? Giá khi mua chiếc xe trả góp có khác gì với việc khi mua trả thẳng hay không?.... Rất nhiều câu hỏi chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn trong bài viết này, bài viết chỉ đi vào một vấn đề: “mua bán ôtô Toyota cũ trả góp”.
Trước tiên, trong mọi trường hợp dù là bạn mua xe trả thẳng hay mua trả góp thì giá xe đều như nhau, mọi ưu đãi là như nhau. Không có sự phân biệt giữa một khách hàng mua trả thẳng hay khách hàng mua trả góp. Bạn hoàn toàn yên tâm về mức giá khi có ý định mua xe trả góp.
Tiếp đến là lãi suất, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới quyết định mua xe trả góp của bạn. Tất nhiên là không có một ngân hàng nào cho bạn vay với chỉ một mức lãi suất trong vòng 5 đến 6 năm, vì mức lãi suất luôn biến động theo thị trường. Cụ thể, mức lãi suất ưu đãi cố định chỉ áp dung cho 1 đến 2 năm đầu, hiện tại mức lãi này ở mức khoảng 7%/năm. Những năm sau đó mức lãi suất sẽ được tính theo công thức: lãi suất = lãi suất huy động 12 tháng + biên độ (khoảng 3,5%). Theo mức tính hiện nay thì lãi suất huy động là 7%, thì mức lãi suất sẽ khoảng 10,5%/năm.
Thời gian vay có thể là bao lâu? Tùy vào mức độ thu nhập, bạn có thể đăng kí thời gian vay dài hay ngắn, thông thường thì kéo dài từ 1 năm đến 6 năm. Nếu đăng kí trả trong thời gian càng dài thì số tiền trả hàng tháng sẽ càng ít, ngược lại bạn có thu nhập cao thì bạn có thể đăng kí trả trong thời gian ngắn.
Số tiền có thể vay là bao nhiêu? Phổ biến nhất là vay 70% giá trị xe, tuy nhiên linh động tùy trường hợp thì mức vay tối đa có thể cao hơn. Tất nhiên bạn muốn vay dưới mức 70% đó là tùy nhu cầu.
Hồ sơ vay bao gồm những giấy tờ gì?
Đối với khách hàng cá nhân, hồ sơ bao gồm:
Đối với khách hàng công ty, hồ sơ bao gồm:
Nếu trả trước có bị phạt không? Nghĩa là khi bạn có một số tiền tương đối lớn về tài khoản, bạn muốn trả một phần hoặc tất toán với ngân hàn cho “nhẹ nợ” thì có bị phạt hay không. Câu trả lời cho trường hợp này là: phụ thuộc vào từng gói mà bạn đã đăng kí vay, thì quy định có thể bị phạt hoặc không.
Các bước từ khi làm hồ sơ đến khi nhận xe: khi mua xe trả góp thì quy định chung, phải trải qua các bước như sau:
Bước 1: Kí hợp đồng (trả góp) giữa bên bán (đại lý xe) và bên mua, đồng thời đặt cọc (khoảng 20 đến 50 triệu đồng).
Bước 2: Làm hồ sơ, nộp cho bên ngân hàng và chờ bảo lãnh khoản vay của ngân hàng. Thông thường từ khi hoàn thiện hồ sơ cho đến lúc nhận được phê duyệt là 2 ngày. Khi đã có bảo lãnh của ngân hàng, đồng thời lúc này bên mua sẽ nộp bảo lãnh + khoản tiền đối ứng (phần không vay) cho bên bán.
Bước 3: Bên bán xuất hóa đơn, cung cấp hồ sơ để bên mua đi làm thủ tục nộp thuế, đăng kí, đăng kiểm xe. Quá trình này thì bên bán có thể hỗ trợ khách hàng (nếu có nhu cầu). Sau đó mua bảo hiểm và làm hợp đồng chuyển quyền thụ hưởng cho bên ngân hàng (quy định bắt buộc của việc mua ô tô trả góp là: “bắt buộc phải mua bảo hiểm thân vỏ xe”.)
Bước 4: Khi đã đăng kí xong, có giấy hẹn đăng kí. Bên mua sẽ nộp lại giấy hẹn cho ngân hàng, sau đó kí vào hồ sơ vay để dải ngân khoản vay cho bên bán. Khi bên bán nhận được tiền, bên mua nhận xe, quá trình kết thúc.
Điều lưu ý sau khi mua xe trả góp là: khách hàng phải trả nợ đóng lịch trả nợ của ngân hàng, nếu “quyên” là sẽ bị “nợ xấu”, nếu nợ xấu thì sau này có cần vay tiền (của bất cứ ngân hàng nào) thì rất khó khăn và khả năng vay được là rất nhỏ.
>> Xem thêm: Ôtô cũ
Lưu ý khi rửa xe ô tô
Rửa xe là việc làm quan trọng giúp bảo vệ vẻ bóng, đẹp của vỏ xe và độ bền của nước sơn xe.
Những chuyên gia chăm sóc và bảo dưỡng xe ô tô cho biết, khi lưu thông trên đường, chiếc xe của bạn hứng rất nhiều bụi bẩn, thậm chí là cả nhựa cây và phân chim. Vì vậy, trung bình, bạn nên tiến hành rửa xe mỗi tuần một lần. Đối với trường hợp dính phải phân chim hoặc nhựa cây, bạn cần rửa càng sớm càng tốt vì nếu để lâu, các chất ăn mòn trong nhựa cây hay phân chim sẽ làm mòn lớp sơn bóng bề mặt ô tô.
Bạn nên lưu ý, thân xe cần chia ra làm 3 phần để rửa khác nhau đó là nửa trên thân xe (từ nóc xe đến viền nẹp giữa xe); nửa dưới thân xe và phần vỏ xe, mân xe, gầm xe.
Khi rửa xe, bạn cần phải rửa từ trên xuống dưới và rửa riêng từng phần. Tiến hành rửa từ trên xuống dưới sẽ hạn chế được nguy cơ bị xước sơn vì các chất bẩn không bám vào khăn lau. Do phần dưới xe thường có nhiều chất bẩn, các hạt bụi to nên nếu lau ở phần bên dưới trước thì bụi có thể bám vào dụng cụ rửa xe và gây xước sơn xe.
Quy trình rửa xe
Tham khảo thông tin mua bán ôtô cũ nhanh chóng, hiệu quả ở đâu?
>> Xem thêm:
Lưu ý mua xe ô tô trả góp không cần trả trước
Lưu ý khi mua xe Ford Transit 2017 trả góp
Có nên mua ôtô trả góp không: vài lưu ý cần ghi nhớ
Những điểm cần lưu ý để tránh gặp rắc rối khi mua xe ôtô trả góp