news-details
Ôtô cũ
Xe Ford
Hãng xe

Xe Ford Everest cũ giá rẻ - kinh nghiệm vàng khi chọn mua

Kinh nghiệm vàng để mua được xe Ford Everest cũ giá rẻ

Ford Everest là dòng SUV nổi tiếng của hãng xe Mỹ, được phát triển dựa trên bán tải Ford Ranger đình đám, đang nắm giữ ngôi vương phân khúc tại nhiều thị trường châu Á. Ford Everest là một chiếc xe đặc biệt linh hoạt, có thể sử dụng đi làm hằng ngày và sẵn sàng vượt qua mọi địa hình khắc nghiệt nhất khi off-road. Cảm nhận đầu tiên mà người dùng đánh giá là Ford Everest có ngoại hình hiện đại, dáng vẻ trẻ trung, khả năng off-road ấn tượng và công nghệ vượt trội.

Ford Everest cũ

Ford Everest cũ

Chính vì thế, Ford Everest đang chiếm được rất nhiều tình cảm của người tiêu dung Việt Nam. Tuy nhiên, chi phí để rinh được chiếc Ford Everest mới về nhà không phải nhỏ vì thế rất nhiều người đã lựa chọn phương án mua xe cũ. Vậy làm sao để mua được chiếc xe cũ với giá rẻ, chất lượng thì các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

1/ Tìm hiểu thông tin về xe

Việc tìm hiểu thông tin về thị trường xe cũ trước khi mua rất quan trọng. Việc này giúp bạn hiểu thêm về mẫu xe bạn mua, giá cả và không bị hớ khi mua xe.

Tuy nhiên cũng nên cẩn thận với những chiếc xe có giá quá thấp so với mặt bằng chung của thị trường. Có thể tình trạng của chiếc xe đó không còn tốt nữa, nên hãy kiểm tra thật cẩn thận trước khi quyết định. Nếu may mắn bạn sẽ có một chiếc xe tốt và dành dụm được một khoản kha khá.

Có thể tìm đến các trung tâm xe đã qua sử dụng chính hãng để yên tâm hơn về mẫu xe lựa chọn cùng chính sách bảo hành. Tuy nhiên giá bán tại đây chênh lệch cao.

2/Liên lạc với người bán xe

Đừng ngần ngại đặt ra những câu hỏi cho người bán như tuổi đời của chiếc xe, lý do bán xe, xe đã từng gặp tai nạn hay chưa, hiện trạng của chiếc xe ra sao, có mắc phải "bệnh" cố hữu nào không?

3/ Xem xe

Nếu bạn mua trực tiếp từ cá nhân nào đó, hãy đến tận nhà họ để xem xe, không nên hẹn ra một địa điểm khác để xem xe. Kiểm tra lại xem địa chỉ nhà có khớp với đăng ký xe hay không. Lưu những thông tin về chiếc xe được rao bán như tình trạng xe, số công tơ mét để kiểm tra lúc xem xe.

4/ Kiểm tra xe

 Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của chiếc xe: Bằng cách ghi lại mã số VIN (Vehicle Identification Number, hay còn gọi là Số khung, số máy). Tất cả các xe khi gặp tai nạn, lụt lội, đổi biển, đổi chủ hoặc đưa đi đăng kiểm đều được ghi vào bản ghi báo cáo tiểu sử của chiếc xe. Những hỏng hóc nặng hay các đợt thu hồi đều được nhà sản xuất ghi theo số VIN. Nói chung, số VIN là "chứng minh thư" của một chiếc xe sau khi xuất xưởng. Các cơ quan như cảnh sát, bảo hiểm, đăng kiểm sẽ ghi tình trạng của chiếc xe theo số VIN chứ không theo biển số.

Khác với khi mua một chiếc xe mới, bạn dễ dàng “bắt đền” được đơn vị phân phối hoặc nhà sản xuất khi xe gặp vấn đề về kỹ thuật. Với một chiếc xe cũ, túi tiền của bạn sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp mỗi lần xe gặp trục trặc. Vì thế, công đoạn kiểm tra chất lượng xe là vô cùng quan trọng trong thương vụ mua bán.

Có nhiều dòng xe, khi phải sửa chữa một bộ phận xuống cấp sẽ có ảnh hưởng đến nhiều chi tiết khác liên quan, làm cho chi phí tăng lên đáng kể, đặc biệt với những xe đã hoạt động hết thời gian khấu hao. Thông thường, xe có nguồn gốc từ châu Á có thời gian khấu hao trong vòng 5 năm, còn xe có nguồn gốc từ châu Âu là 8 năm.

Để hạn chế tối đa việc mua xe về chỉ để sửa hoặc phải bỏ thêm tiền để thay mới hàng loạt linh kiện xuống cấp, nên kiểm tra kỹ nguồn gốc, lịch sử lưu hành và thói quen sử dụng của những chủ sở hữu trước.

Sẽ không may cho bạn khi mua phải xe đã từng bị ngập nước hay đã bị phục chế sau tai nạn nặng trước đó. Những chiếc xe này chắc chắn sẽ không bao giờ hoạt động ổn định và rất hay hỏng vặt cho dù đã được sửa chữa cẩn thận. Với xe ngập nước, bộ phận cảm biến và hệ thống điện là hai chi tiết sẽ khiến bạn phải đau đầu vì liên tục “hắt hơi, sổ mũi”. Trong khi đó, xe phục chế sau tai nạn sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ an toàn sau này.

Cảm quan ban đầu khi kiểm tra một chiếc xe cũ là lái thử để cảm nhận và lắng nghe âm thanh không bình thường trong quá trình vận hành. Quan sát mầu sơn và các mỗi hàn dưới nắp ca-pô cũng sẽ giúp bạn phát hiện ra những điều mà người bán đang muốn giấu bạn.

Với xe có nguồn gốc chính hãng từ trong nước, bạn có thể kiểm tra lịch sử sử dụng xe trong cơ sở dữ liệu của nhà phân phối. Tuy nhiên, thông tin cũng có thể khiếm khuyết bởi người sử dụng trước không thực hiện bảo hành, bảo dưỡng tại các đại lý phân phối chính hãng.

Đối với xe được bán lần đầu từ các doanh nghiệp kinh doanh xe không chính hãng, thì việc xác định thời điểm và nguồn gốc nhập khẩu là điều hết sức cần thiết. Khi đó, bạn sẽ loại trừ được khả năng mua phải xe gặp nạn do thiên tai trước đó ở điểm xuất phát của chiếc xe.

Nên hiểu rằng, quá trình kiểm tra một chiếc xe hơi không đơn giản, do vậy, uếu bạn có ít kinh nghiệm thì tốt nhất nên tìm người có đủ kiến thức để làm việc đó. Nếu việc kiểm tra xe vẫn chưa làm bạn hài lòng, hãy đưa xe đi kiểm tra tại các cơ sở sửa chữa có uy tín trước khi đàm phán giá.

>> Xem thêm: Cách định giá xe ôtô Ford Everest cũ

5/ Lái thử xe

  • Trước khi khởi động, hãy thử quay vô lăng hết cỡ sang hai bên để kiểm tra vô lăng có tiếng rít, va đập hay tiếng gõ không.
  • Để kiểm tra phanh tay, hãy kéo phanh tay lên rồi thử nhấn nhẹ ga, nếu chiếc xe không di chuyển thì phanh tay vẫn hoạt động tốt.
  • Lắng nghe xem có tiếng động lạ phát ra từ động cơ không. Không nên để người bán làm bạn phân tâm bằng cách nói chuyện hoặc mở đài radio.
  • Thử lái xe trên nhiều kiểu địa hình.
  • Sử dụng nhiều cấp số và chú ý xem việc vào số có dễ dàng hay không.
  • Hãy chắc chắn rằng chân côn hoạt động tốt.

6/ Ngã giá

Hãy cố gắng hạ giá bằng các lỗi mà bạn phát hiện ở chiếc xe. Hỏi về giá mà người bán muốn, sau đó hạ giá bán theo ý của bạn. Có thể người bán sẽ chấp nhận cái giá bạn đưa ra hoặc đưa ra mức giá khác gần mức bạn muốn.

7/ Thanh toán và giấy tờ

  • Làm các thủ tục thanh toán và giấy tờ theo thứ tự. Hãy nhớ giữ bản gốc của giấy đăng ký, chuyển nhượng, lịch sử bảo hành…
  • Khi thanh toán hoặc đặt cọc, hãy giữ hóa đơn, biên nhận với đầy đủ chữ kí của người bán.

3 thời điểm bạn không nên mua ôtô

Một yếu tố quan trọng đối với người mua xe hơi là thời điểm mua xe. Dưới đây là 3 thời điểm mà khách hàng nên tránh mua xe ô tô.

1/ Mùa xuân

Mùa xuân là thời điểm trong năm mà mọi người đang có nhiều tiền trong túi; do đó, các đại lý không phải cạnh tranh nhiều để kiếm doanh số cũng như không có các chương trình khuyến mại như thời điểm doanh số thấp trong năm. Theo các chuyên gia tư vấn kinh nghiệm mua xe ô tô, mùa đông và cuối năm là thời điểm mua xe tuyệt nhất với các gói khuyến mại hấp dẫn. Hoặc người mua cũng có thể mua xe vào cuối tháng và cuối quý. Khách hàng cũng có thể mua dòng xe hiện hành, sau khi đại lý ra mắt dòng xe mới vào cuối hè và đầu thu.

Mua xe ôtô

Mua xe ôtô

2/ Khi khoản tiền trong tài khoản ngân hàng thấp

Những người mua xe bước vào đại lý với khoản tiền kha khá sẽ có nhiều quyền lực thương lượng hơn cũng như được giảm giá khá nhiều. Thông thường, bạn nên đạt được số tiền giảm giá là bằng 20% giá xe.

Người bán xe cho biết khách hàng vào đại lý với mức tín dụng xấu khá thường xuyên và những khách hàng này hiếm khi được giảm giá nhiều. Một số khách hàng quyết định mua xe dựa vào suy nghĩ của họ về tình hình tài chính trong tương lai hay tài chính hiện tại như “Tôi vừa trả nợ, tín dụng của tôi sẽ được cải thiện” hay “Tôi sắp có công việc mới với lương cao hơn.” Tuy nhiên, những người mua này thường mua xe với giá cao hơn.

3/ Mua sắm tùy hứng

Khi bạn mua sắm tùy hứng, bạn thường không có thời gian để suy nghĩ kỹ càng về việc mua xe. Sự tùy hứng này không phải chỉ do người bán hàng. Một số chiếc xe trong đại lý và showroom khá hấp dẫn như “Chiếc xe có thể đỗ tự động – Thật tuyệt,” bạn nghĩ vậy và quyết định mua chiếc xe.

Các chuyên gia tư vấn kinh nghiệm ô tô cho biết hiện quá trình mua xe đã thay đổi đôi chút và việc nghiên cứu trên mạng đã trở thành việc làm của hầu hết khách hàng. Hiện người mua không đi hết đại lý này đến đại lý khách để tìm chiếc xe họ thích. Thực tế, một người trung bình chỉ đến 1,6 đại lý trước khi mua xe. Con số này khác biệt khá lớn so với 10 năm trước khi một khách hàng đến trung bình 5 đại lý bán xe.

Khách hàng xác định chiếc xe ưa thích của họ online và họ có thể gọi cho đại lý và nói: “Tôi muốn chiếc xe X với giá Y.” Đại lý thậm chí chuyển xe đến tận nhà khách hàng, giúp người mua không cần đến đại lý. Việc không trông thấy những dòng xe tuyệt đẹp tại đại lý sẽ giúp khách hàng ít mua sắm tùy hứng hơn.

5 loại tiếng ồn trên xe hơi không thể bỏ qua

Không phải lúc nào tiếng ồn cũng là dấu hiệu cho biết biết xe gặp sự cố, nhưng trong một số tình hống nó lại giúp lái xe nhanh chóng phát hiện hư hỏng và kịp thời khắc phục khi đang đi trên đường.

1/ Tiếng lạch cạch từ khu vực bánh xe

Âm thanh phát ra thường xuyên tại khu vực bánh, với tần xuất thay đổi theo tốc độ là dấu hiệu cho thấy bi mai-ơ hoặc bi cầu đã gặp sự cố. Nếu làm ngơ trước dấu hiệu này đôi khi phải đối mặt với tình huống bánh bị bó cứng hoặc văng khỏi xe. Trong điều kiện không khí ẩm, má phanh phồng nhẹ, lực ép lên đĩa phanh tạo tiếng ồn khó chịu. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ kết thúc sau vài lần đạp, má phanh nóng và khô trở lại. Còn tiếng lọc cọc xuất hiện ở bánh trước khi xe vào cua chứng tỏ trục láp mòn.

2/ Cơ cấu phanh kêu

Thông thường, ngay cả khi đạp phanh, cơ cấu phanh làm việc tương đối êm. Nhưng nếu xuất hiện tiếng rít ở vị trí này, có thể má phanh mòn quá mức. Nếu không được thay thế, đĩa phanh có nguy cơ bị cào xước, bên cạnh đó quãng đường phanh sẽ giảm, thậm chí xe mất phanh.

3/ Động cơ rít vì nóng

Tiếng rít dưới nắp ca-pô xuất hiện khi lái hoặc vừa tắt máy điều đó có nghĩa rằng động cơ đang bị quá nhiệt hoặc nước làm mát rò rỉ ra ngoài. Kiểm tra lại đồng hồ báo nhiệt độ trên bảng táp-lô để xác định lại tình hình.

Nếu ngoan cố có thể gây ra những hư hại trầm trọng cho động cơ. Cẩn trọng khi mở nắp ca-pô. Dấu hiệu rò rỉ nước làm mát trên động cơ, tại các điểm kết nối, hay ở dàn làm mát sẽ được phát hiện dễ dàng khi máy còn nóng. Vì khi đó khe hở lớn, nước rỉ ra ngoài nhiều.

Việc vội vàng tháo nắp bộ tản nhiệt hoặc bình chứa phụ để bổ sung thêm nước khi còn nóng có thể gây bỏng. Cần khắc phục điểm rò rỉ trước khi bổ sung thêm nước. Lưu ý rằng có 2 loại nước làm mát phổ biến hiện nay, loại màu xanh chứa chất chống ôxi hóa có nguồn gốc vô cơ, còn màu cam chứa chất chống ôxi hóa từ hữu cơ. Việc đổ lẫn 2 loại này sẽ tạo ra chất kết tủa bên trong hệ thống làm mát.

4/ Tiếng lách cách bên trong động cơ

Động cơ có thể tạo ra nhiều tiếng ồn, nhưng nếu xuất hiện tiếng lách cách thì đó là dấu hiệu cho thấy dầu bôi trơn đang ở mức thấp hoặc áp suất dầu không đạt. Tiếng lách cách là do va đập của bộ truyền động van (xu-páp). Áp suất dầu thấp có thể do ít dầu trong các-te, bơm gặp sự cố hoặc con đội thủy lực có vấn đề. Tiếng ồn nghe rõ ở khu vực nắp máy.

Dừng động cơ, rồi chờ vài phút trước khi kiểm tra mức dầu trong các-te. Nếu phát hiện thấy mức dầu thấp cần bổ sung thêm, tìm và khắc phục các vị trí rò rỉ. Tuyệt đối không chạy xe hoặc khi đèn cảnh báo sáng hoặc đồng hồ chỉ thị áp suất dầu đang ở mức thấp.

Tiếng va đập bên trong động cơ cũng là một tin xấu vì cho thấy các khớp nối bên trong (trục khuỷu - thanh truyền, thanh truyền - pít-tông…) đã bị mòn nhiều.

Đôi khi tiếng gõ xuất hiện khi tải nặng, tăng tốc hoặc đang leo dốc. Đó là hiện tượng kích nổ mà nguyên nhân có thể do dùng xăng có trị số ốc-tan thấp, động cơ quá nhiệt, bộ điều chỉnh đánh lửa gặp sự cố hoặc cảm biến chống kích nổ đã hỏng.

5/ Ống xả kêu khi xe chạy

Nếu ống xả bục, xe trở nên ầm ĩ mỗi khi tăng tốc. Ngoài những âm thanh khó chịu, khí CO chưa được xử lý lọt vào trong ca-bin có thể gây ngộ độc. Chỉ với nồng độ 0.08% CO có thể gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn hay choáng váng trong 2 giờ. Còn nếu nồng độ CO lên tới 1% sẽ gây tử vong cho con người trong chưa đầy 3 phút.

Tham khảo thông tin mua bán xe ôtô nhanh chóng, được giá ở đâu?

Mua bán ôtô

Tham khảo đầy đủ các giá xe ôtô từ cộng đồng mua bán chuyên nghiệp tại MuaBanNhanh.com - Xem ngay:  Ford Everest cũ

 

You can share this post!