news-details
Tư vấn chọn mua

Mua bình ngâm rượu thủy tinh tại Hà Nội

Thủy tinh đã được phát minh khi nào?

Thủy tinh đã được chế tạo khi nào? Trong suốt 4000 năm, thủy tinh đã được coi như một cái gì đó đáng lưu ý, quan tâm. Nó có giá trị để trang trí và chế tạo những đồ vật quý giá. Thủy tinh trở nên hữu ích khi người ta quan tâm đến sự trong suốt (thông quang) của nó.

Không thể biết rõ con người đã học được bí quyết chế tạo thủy tinh ở đâu và khi nào, mặc dù ta biết thủy tinh đã được sử dụng từ ngày xưa. Nguyên liệu chủ yếu để chế tạo thủy tinh là cát, tro natri carbonat hay potat và vôi hòa trộn với nhau và đem nung nóng ở nhiệt độ cao. Những nguyên liệu này rất dồi dào ở nhiều nơi trên thế giới cho nên bí quyết chế tạo thủy tinh cũng được phát hiện ở nhiều nơi.

Theo một câu chuyện kể lại, người Phoenicien cổ đáng được coi là có công trong việc phát minh ra thủy tinh. Một thủy thủ đoàn của một chiếc tàu đổ bộ lên bờ biển thuộc cửa sông nay nằm trên phần đất Syria. Khi họ sửa soạn nấu cơm, họ không tìm được hòn đá nào để kê làm bếp. Họ bèn lấy mấy cục đá trên tàu của họ xuống. Chẳng may, mấy cục đá này lại là một hợp chất kali nitrat. Lửa đã làm chảy mấy hòn đá ấy trộn lẫn với cát sẵn có và làm thành một thứ chất lỏng trong trong. Khi cơm nước xong, dọn bếp đi, họ thấy thứ chất lỏng kia đông cứng lại thành một mảng trong suốt.

Câu chuyện này có thể có và cũng có thể không thật. Nhưng Syria quả thật đã là một trong những nơi mà thủy tinh đã được phát hiện và các thương gia Phoenicien đã nấu thủy tinh trên khắp các nước ven duyên hải Địa Trung Hải.

Ai Cập cũng là một nơi thủy tinh đã được phát hiện từ thời xa xưa. Xâu chuỗi và bùa chú bằng thủy tinh đã được tìm thấy trong những ngôi mộ có từ 7000 năm trước Công nguyên, nhưng có thể là những thủy tinh này đã được chở từ Syria tới. Mãi đến năm 1500 trước Công nguyên, người Ai Cập mới tự chế tạo được thủy tinh.

Người Ai Cập trộn đá thạch anh nghiền nhỏ với cát để tạo màu cho thủy tinh. Họ cũng biết pha thêm cobalt, đồng hay mangan vào để tạo màu. Họ đã sản xuất ra được thủy tinh màu lục, đỏ, xanh dương hay đỏ đậm.

Khoảng năm 1200 trước Công nguyên, người Ai Cập đã biết đúc khuôn thủy tinh. Nhưng những ống khói đèn thì mãi đến gần đầu Công nguyên họ mới chế tạo được. Và đó lại là sáng chế của người Phoenicien.

Người La Mã cổ là những người chế tạo thủy tinh cỡ lớn. Vì họ đã dùng những tấm thủy tinh mỏng để lót đường. Đến thời Công nguyên thì thủy tinh đã được dùng làm cửa sổ rồi.

Thủy tinh đã được phát minh khi nào?

Thủy tinh đã được phát minh khi nào

Quy trình nhào nặn nên thủy tinh

Các chuyên gia ghi lại 10 bước của quy trình sản xuất thủy tinh, trong đó việc chuẩn bị và pha chế nguyên liệu khá phức tạp.

Chuẩn bị nguyên liệu cát silica (cát thạch anh). Cát cần phải sạch không có lẫn sắt để thủy tinh được trong. Sắt lẫn trong cát làm cho thủy tinh có màu xanh lục. Nếu không thể tìm thấy cát không có lẫn sắt thì người thợ có thể điều chỉnh hiệu ứng màu sắc của thủy tinh bằng việc bổ sung thêm hóa chất mangan đi-ô-xít.

Việc đầu tiên phải làm trong quy trình sản xuất thủy tinh là chuẩn bị nguyên liệu cát silica (cát thạch anh). Cát phải sạch và không lẫn sắt, để thủy tinh trong hơn, vì sắt lẫn trong cát làm cho thủy tinh có màu xanh lục. Nếu không thể tìm thấy cát không có lẫn sắt, người thợ có thể điều chỉnh hiệu ứng màu sắc của thủy tinh bằng việc bổ sung thêm hóa chất mangan điôxít.

Bổ sung natri các-bô-nát và canxi ô-xít vào cát. Natri các-bô-nát (soda) làm hạ thấp nhiệt độ xuống mức cần thiết để chế tạo thủy tinh. Tuy nhiên, chất này lại làm thủy tinh có khả năng bị thấm nước. Vì vậy, canxi ô-xít hoặc vôi sống được bổ sung vào để khắc phục nhược điểm đó. Ô-xít trong ma-giê và/hoặc nhôm cũng có thể được bổ sung giúp thủy tinh bền hơn. Thông thường, các chất phụ gia này chiếm tối đa khoảng 26% đến 30% hợp chất thủy tinh.

Bước thứ hai trong quy trình là bổ sung natri cacbonat (NANCO3) và Canxi ôxít (CaO) vào cát. Natri cacbonat (soda) làm hạ thấp nhiệt độ xuống mức cần thiết để chế tạo thủy tinh. Tuy nhiên, chất này khiến thủy tinh có thể bị thấm nước. Vì vậy, canxi ôxít hoặc vôi sống được bổ sung vào để khắc phục nhược điểm đó. Ôxít trong magiê và hoặc nhôm cũng có thể được bổ sung, giúp thủy tinh bền hơn. Thông thường, các chất phụ gia này chiếm tối đa khoảng 26% đến 30% hợp chất thủy tinh.

Bổ sung các chất hóa học khác để cải thiện tính năng của thủy tinh tùy theo mục đích sử dụng. Đối với thủy tinh dùng để trang trí, hợp chất bổ sung thêm là chì ô-xít, tạo sự lấp lánh cho thủy tinh pha lê, cũng như tạo độ mềm dẻo giúp dễ dàng cắt gọt và hạ thấp mức nhiệt nóng chảy. Đối với thủy tinh dùng làm mắt kính, thường bổ sung thêm lantan ô-xít vì nó có tính khúc xạ và sắt có trong hợp chất này giúp hấp thụ nhiệt.

Tiếp theo, các chất hóa học khác được bổ sung để cải thiện tính năng của thủy tinh tùy theo mục đích sử dụng. Đối với thủy tinh dùng để trang trí, hợp chất bổ sung thêm là chì ôxít, tạo sự lấp lánh cho thủy tinh pha lê, đồng thời tạo độ mềm dẻo giúp dễ dàng cắt gọt và hạ thấp mức nhiệt nóng chảy. Đối với thủy tinh dùng làm mắt kính, người sử dụng thường bổ sung thêm lantan ôxít, vì nó có tính khúc xạ và sắt có trong hợp chất này giúp hấp thụ nhiệt.

Bổ sung chất hóa học để tạo màu theo ý muốn. Như  đã nói ở trên, mùn sắt trong cát thạch anh làm cho thủy tinh có màu xanh lục. Vì thế, ô-xít sắt hoặc ô-xít đồng được bổ sung để tăng độ xanh của thủy tinh. Hợp chất lưu huỳnh có tác dụng tạo màu vàng, màu hổ phách, nâu nhạt hoặc thậm chí màu đen, phụ thuộc vào định lượng các-bon hoặc sắt được bổ sung.

Chất hóa học tạo màu được bổ sung theo ý muốn. Như nói ở trên, mùn sắt trong cát thạch anh làm cho thủy tinh có màu xanh lục. Vì thế, ôxít sắt hoặc ôxít đồng được bổ sung để tăng độ xanh của thủy tinh. Hợp chất lưu huỳnh tác dụng tạo màu vàng, màu hổ phách, nâu nhạt hoặc thậm chí màu đen, phụ thuộc vào định lượng cácbon hoặc sắt bổ sung.

Hỗn hợp được nung nóng chảy để tạo thành chất lỏng. Để chế tạo thủy tinh thạch anh, hỗn hợp được nung trong lò luyện bằng ga. Đối với các loại thủy tinh đặc biệt khác, người làm cần sử dụng nồi nung hay lò nung điện. Nhiệt độ nung đối với cát thạch anh không có phụ gia là 2.300 độ C, đối với cát có thêm natri cácbon (soda) là 1.500 độ C.

Làm đồng nhất hỗn hợp và loại bỏ bong bóng (bọt tăm) trong hỗn hợp thủy tinh lỏng. Khuấy đều hỗn hợp để độ đặc đồng đều và cho thêm các chất hóa học như là natri sunfat, natri clo-rít hay antimon ô-xít.

Hỗn hợp được làm đồng nhất và loại bỏ bong bóng (bọt tăm) trong hỗn hợp thủy tinh lỏng. Người ta khuấy đều hỗn hợp để độ đặc đồng đều, và cho thêm các chất hóa học như là natri sunfat, natri clorít hay antimon ôxít.

Tạo hình cho thủy tinh nóng chảy.Tạo hình thủy tinh bằng các cách sau: - Rót thủy tinh nóng chảy vào khuôn và để nguội. Đây là phương pháp của người Ai Cập, và là cách chế tạo thấu kính ngày nay. - Thủy tinh nóng chảy được dồn vào một đầu của ống rỗng, sau đó vừa xoay ống vừa thổi hơi vào ống. Thủy tinh được tạo hình bởi không khí được thổi vào trong ống, trọng lực kéo thủy tinh nóng chảy ở đầu ống xuống vào giúp tạo hình. - Thủy tinh nóng chảy được rót vào bình chứa thiếc tan chảy để tạo thành giá đỡ và thổi thủy tinh bằng khí ni tơ nén để tạo hình và đánh bóng. Thủy tinh chế tạo theo phương pháp này gọi là thủy tinh đánh bóng. Đó là cách chế tạo các tấm kính từ những năm 1950.

Thủy tinh nóng chảy được tạo hình bằng nhiều cách. Thứ nhất, rót thủy tinh nóng chảy vào khuôn và để nguội. Đây là phương pháp của người Ai Cập, và là cách chế tạo thấu kính ngày nay.

Thứ hai, thủy tinh nóng chảy được dồn vào một đầu của ống rỗng, sau đó vừa xoay ống vừa thổi hơi vào ống. Thủy tinh được tạo hình bởi không khí thổi vào trong ống, trọng lực kéo thủy tinh nóng chảy ở đầu ống xuống vào giúp tạo hình.

Thứ ba, thủy tinh nóng chảy rót vào bình chứa thiếc tan chảy để tạo thành giá đỡ và thổi thủy tinh bằng khí nitơ nén để tạo hình và đánh bóng. Thủy tinh chế tạo theo phương pháp này gọi là thủy tinh đánh bóng. Đây là cách chế tạo các tấm kính từ những năm 1950.

Thủy tinh được đun nóng để tăng cường độ bền. Quá trình này gọi là tôi luyện, giúp loại bỏ các điểm tụ có thể sinh ra trong quá trình làm nguội thủy tinh. Một khi quá trình này hoàn thiện, thì thủy tinh được phủ lớp mạ ngoài, cán mỏng hoặc xử lý bằng các phương pháp khác để tăng cường độ bền và dẻo dai.

Tư vấn chọn mua bình thủy tinh ngâm rượu

Vì sao nên chọn bình ngâm rượu thủy tinh?

Bình ngâm rượu thủy tinh không chỉ đáp ứng được nhu cầu thẩm mĩ, có mẫu mã thiết kế sang trọng, đẹp mắt mà còn làm hài lòng khách hàng nhờ chất liệu thủy tinh cao cấp. Đặc biệt là bình thủy tinh được nhập khẩu từ Hàn Quốc nơi có công nghệ làm ra những chiếc bình ngâm thủy tinh để ngâm các sản vật quý hiếm như nhân sâm, nấm linh chi….Bình thủy tinh có độ bền, khả năng chịu nhiệt, chịu áp lực rất cao do đó khách hàng hoàn toàn yên tâm nếu bình ngâm để trong thời gian lâu dài. Ngoài ra, chất liệu thủy tinh giúp phóng to được hình ảnh của vật ngâm, tôn màu nước ngâm trong bình đến mắt người xem. Đa phần các mẫu mã của bình ngâm rượu thủy tinh đều rất sang trọng và đẹp mắt, đo đó tích hợp được trong mọi không gian nội thất.

Nên chọn thương hiệu nào : Tại Việt Nam chúng ta chưa có một thương hiệu bình thủy tinh ngâm rượu nào có chất lượng đảm bảo, làm hài lòng được những yêu cầu của khách hàng. Bởi vậy, những chiếc bình thủy tinh ngâm rượu đẹp phần lớn đều được nhập khẩu từ nước ngoài. Hàn Quốc đang là nơi có những thương hiệu bình thủy tinh tốt nhất thế giới, đặc biệt là thương hiệu yong cheon với lịch sử lâu đời trong nghề.

Nên chọn loại bình nào ? Binh thủy tinh có rất nhiều mẫu mã và kiểu dáng khác nhau. Hình trụ, hình thang, hình dài, hình tròn, hình chum, hình ô van, bình có van, bình không có van, bình có kệ, bình không có kệ, bình có hoa văn trang trí, bình thì không có. Tùy vào vật ngâm và không gian gia đình, nơi làm việc để chọn được bình ngâm rượu hợp lý.

Tư vấn chọn mua bình thủy tinh ngâm rượu

Tư vấn chọn mua bình thủy tinh ngâm rượu

Có nên ưu tiên bình thủy tinh ngâm rượu có van?. Bình có van mang đến sự tiện lợi cho người sử dụng, thiết kế trên nhu cầu của người sử dụng, không cần phải bưng bình nặng để lấy rượu có thể lấy trực tiếp từ van. Bởi vậy, lựa chọn bình ngâm thủy tinh có van là lựa chọn vô cùng thông minh và tiện ích.

Chọn loại bình thủy tinh ngâm rượu sâm nào để có độ bền tốt nhất?. Rất nhiều khách hàng lo lắng chất liệu thủy tinh dễ vỡ, khó vệ sinh, khó làm sạch. Bởi vậy,. khi chọn bình thủy tinh ngâm rượu nên chọn những loại bình có màu sắc sáng, thủy tinh trong, không có gợn sóng, vẩn đục trong chất liệu. Những thương hiệu bình uy tín, chất lượng luôn có những chiếc bình đảm bảo được moi tiêu chí của khách hàng trong quá trình ngâm và bảo quản.

Mua bình ngâm rượu giá tốt ở đâu?

Bình ngâm rượu

Tham khảo thông tin giá bình ngâm rượu giá tốt  từ cộng đồng mua bán chuyên nghiệp tại MuaBanNhanh.com. Xem ngay: Bình ngâm rượu thủy tinh

 Nguồn: http://binhthuytinhngamruou.com/binh-ngam-ruou-thuy-tinh-han-quoc-71.html

You can share this post!